Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Trời lạnh chạy bộ ngoài trời có bị sao không ?

22/09/2022 10:00

Mùa đông, thời tiết trở lạnh khiến cho nhiều hoạt động trở nên khó khăn hơn. Đối với nhiều người, nội việc rời khỏi chăn ấm, nệm êm để bắt đầu những hoạt động thường nhật như: Vệ sinh cá nhân, ăn sáng, đi làm, đi học… cũng đòi hỏi nhiều quyết tâm và nỗ lực hơn.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong

Với những người yêu thích bộ môn chạy bộ thì tập luyện trong  cái lạnh của mùa đông thực sự là một thách thức không nhỏ. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Trời lạnh chạy bộ ngoài trời có bị sao không ? Qua đó cùng chia sẻ về những ảnh hưởng, cách khắc phục nhé.

Những bệnh mùa đông thường gặp

Vào mùa đông, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng để chống lại cái lạnh, khả năng đề kháng của cơ thể suy giảm, khiến chúng ta bị mắc hoặc tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý khác nhau.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-1

Cảm lạnh: Cảm lạnh là bệnh lý gây ra bởi bởi vi rút tại đường hô hấp trên, nhất là ở mũi. Đây là bệnh truyền nhuyễn, tuy không nguy hiểm nhưng có thể lây cho những người xung quanh.

Viêm họng: Viêm họng cũng là một bệnh lý mùa đông, chủ yếu là do nhiễm vi rút. Nguyên nhân khác là do thời tiết thay đổi đột ngột, trở lạnh khiến ảnh hưởng đến cổ họng của chúng ta.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-2

Hen suyễn: Hen suyễn gây triệu chứng khó thở, khò khè, thở dốc, bệnh diễn tiến nặng khi thời tiết trở lạnh. Do vậy người bệnh nên hạn chế ra ngoài, kể cả chạy bộ. Bởi việc luyện tập mà phải đeo khẩu trang bịt kín mũi, miệng, và luôn kè kè thuốc xịt bên mình rõ ràng không phải là một ý tưởng hay.

Đau khớp: Bệnh viêm khớp cũng thường trở nên nặng nề hơn vào mùa đông do lưu thông máu kém khiến cho dịch khớp giảm, việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng không được thuận lợi. Không những vậy, việc độ ẩm tăng cao trong mùa đông lạnh giá cũng khiến các gân cơ bị co rút, khớp khô cứng và gây hạn chế vận động cũng như đau nhức. Người bị viêm khớp được khuyên tăng cường massage xoa bóp các khớp bị đau, chườm nóng hàng ngày, và nên tập thể dục phù hợp để hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-3

Hạ thân nhiệt: Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt hơn cả, nhất là vào mùa đông. Nó khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, có những cơn rùng mình không thể kiểm soát, da bị tái xanh, đồng tử giãn. Những đối tượng này vì thế nên hạn chế ra ngoài vào mùa đông, nhất là thời điểm sáng sớm hoặc tối khi nhiệt độ trong ngày thấp nhất. Khi ra ngoài cần mặc đủ ấm.

Đau tim: Đau tim thường xảy ra nhiều hơn vào mùa đông do thời tiết khiến huyết áp tăng và gây nhiều áp lực lên tim. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho những người mắc bệnh lý tim mạch là nên cố gắng duy trì nhiệt độ phòng tối thiểu khoảng 18 độ C, sử dụng nước ấm. Khi cần ra ngoài thì cần trang bị đầy đủ quần áo ấm, quàng khăn, đeo găng tay.

Tại sao chúng ta nên chạy bộ dù trời lạnh?

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-4

Hai runner người Mỹ, Amber Rees & Lindsey Clayton, là những người sáng lập Dự án Brave Body cho biết: Dù cảm thấy lạnh ở thời điểm bắt đầu di chuyển, nhưng một khi cơ thể ấm lên thì chúng ta sẽ cảm thấy bất khả chiến bại. Thời tiết lạnh đứng về phía chúng ta!

Việc chạy bộ mùa đông bên cạnh những thách thức thì cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực. Nó có thể giúp chúng ta chạy nhanh hơn, xa hơn.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-5

Có thể sẽ khó khăn một chút để ra khỏi nhà, nhưng thời tiết lạnh chính là lúc cơ thể dễ dàng cho hoạt động chạy bộ so với thời tiết mùa hè nắng nóng, ẩm ướt, mưa nhiều. Tin vui là cơ thể chúng ta sẽ không cần phải làm nhiều việc để làm mát cơ thể -  Roberto Mandje, một vận động viên Olympic ở môn chạy cự ly, kiêm nhà quản lý, đào tạo vận động viên chạy bộ tại New York Road Runners (New York – Hoa Kỳ) cho biết.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-6

Arnold Gonzalez – một võ sĩ kiêm huấn luyện viên Everybody Fights chia sẻ: Việc tập luyện trong điều kiện thời tiết có phần khắc nghiệt của mùa đông giúp người chạy tăng cường sức mạnh của bản thân. Đó cũng là bí quyết mang đến cho võ sĩ người Mỹ sức mạnh cũng như sự tự tin mỗi khi thượng đại.
Dưới đây là rất nhiều những lợi ích mà bạn nhận được khi chạy bộ ngoài trời vào mùa đông:

- Giảm béo nhanh hơn: Khi chạy bộ ngoài trời vào mùa đông cơ thể sẽ hoạt động nhiều hơn để điều chỉnh thân nhiệt. Quá trình này tiêu tốn nhiều calo, do đó sẽ giúp bạn giảm béo nhanh hơn.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-7

- Thích nghi tốt với thời tiết: Cái lạnh và cảm giác ngại vận động chỉ xuất hiện trong 2 – 3 buổi đầu. Khi cơ thể đã quen với điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì sức chịu đựng sẽ được gia tăng, khả năng thích nghi với ngoại cảnh của bạn sẽ được tăng cường. Hoạt động chạy bộ cũng như tập luyện thể dục thể thao khi trời lạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt hơn các bệnh lmùa đông như: Dị ứng thời tiết, cảm cúm…

- Giúp bạn hạnh phúc hơn: Khi cơ thể tăng cường hoạt động để giữ ấm, endorphins – hóc môn hạnh phúc sẽ được sản sinh ra nhiều hơn, giúp tăng cảm giác hưng phấn, mang đến cho bạn luồng sinh khí dồi dào.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-8

- Tốt cho não bộ: Tập luyện thể dục thể thao, nhất là vào mùa đông giúp giảm trầm cảm, tăng cường sự tập trung, cải thiện trí nhớ. Nó còn làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa của não bộ.

- Làm đẹp da: Vận động vào mùa đông giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết đi khắp cơ thể, trong đó có nuôi dưỡng làn da, giúp da hồng hào, khỏe mạnh. Nó còn có tác dụng giúp cho các vết thương hở mau lành, đồng thời hạn chế tình trạng da dẻ bị khô nẻ, bong tróc.

Chạy bộ an toàn dưới trong thời tiết lạnh

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-9

Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn một số lưu ý giúp chạy bộ ngoài trời khi trời lạnh một cách an toàn, hiệu quả.

1. Khởi động làm nóng cơ thể

Khởi động có tác dụng làm nóng cơ thể, kéo giãn các cơ, giảm nguy cơ chấn thương. Đây là quá trình cần thiết cho bất cứ runner nào, đặc biệt là khi tập luyện vào mùa đông. Bạn có thể xoay các khớp từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, thực hiện một số động tác tay không.

2. Chọn trang phục phù hợp

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-10

    Vào mùa đông thời tiết giá lạnh, khi tập luyện ngoài trời chúng ta cần giữ ấm cho cơ thể. Việc mặc đủ ấm là rất quan trọng để cơ thể không bị cảm lạnh. Tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta sẽ mặc càng nhiều càng tốt. Bên trong cùng nên là áo lót có khả  năng thấm hút tốt, khô nhanh; Ở giữa là áo lên để giữ ấm; Ngoài cùng là áo gió để chắn gió và mưa phùn. Khi chạy nếu thấy nóng có thể cởi bớt ra và mặc trở lại sau khi hoàn thành bài chạy.

3. Tránh hướng gió

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-11

Bạn nên thuận theo thời tiết. Những hôm có gió lớn thì có thể tạm thời ngừng tập, hoặc sử dụng máy chạy bộ. Bởi gió to sẽ ảnh hưởng đến thân nhiệt cũng như tốc độ. Vào những người gió không quá lớn các bạn nên chạy theo hướng gió (giúp thổi vào lưng). Và nên tránh gió khi cơ thể ướt đẫm mồ hôi, vì nó khiến chúng ta dễ bị cảm lạnh.

4. Hiểu rõ giới hạn của bản thân

Nhiệt độ thấp khiến cho máu lưu thông kém, gây co cơ, thậm chí là chuột rút. Khi mới chạy chúng ta thường thấy cơ thể hơi cứng, ở thời điểm này nếu tăng tốc sẽ không tốt cho cơ. Vì vậy, hãy điều chỉnh dần dần, chạy nhẹ nhàng để cơ thể được làm nóng và quen với vận động ở cường độ cao một cách từ từ.

5. Uống đủ nước

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-12

Chúng ta thường có xu hướng uống ít nước hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, khi tập luyện mồ hôi vẫn đổ ra, và lại khô nhanh hơn do tác động từ gió. Vì vậy, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng. Nếu không cơ sẽ mỏi nhanh, nhịp tim tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình hồi phục cơ thể.

Trước khi chạy khoảng 1 – 2 tiếng các bạn nên uống nước, sử dụng nước ấm. Và trong khi chạy nên cầm theo 1 chai nước nhỏ, uống thành từng ngụm. Ngoài nước lọc thì các bạn có thể sử dụng nước ép hoa quả, nước khoáng thể thao để bù điện giải.

6. Bảo vệ da

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-14

Chạy bộ trong thời tiết khô hanh các bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa lên mặt, môi giúp hạn chế nứt nẻ.

7. Kết hợp sử dụng máy chạy bộ tại nhà

Như vậy có thể thấy mùa đông có sự khắc nghiệt nhất định và ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động thể dục thể thao, trong đó có chạy bộ. Tuy nhiên, chạy bộ trong thời tiết lạnh cũng là một cách để rèn luyện bản thân, cả về sức khỏe cũng như tinh thần.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-15

Điều quan trọng khi chạy bộ vào mùa đông là chúng ta cần hiểu rõ cơ thể, thời tiết và có sự chuẩn bị đầy đủ. Vào những hôm thời tiết quá lạnh, mưa, có gió to thì chúng ta có thể cân nhắc để tập tại nhà với máy chạy bộ. Bạn có thể mở cửa phòng để “hưởng” không khí lạnh, tăng cường độ khó cho các bài chạy. 

Hiện nay các máy chạy bộ hiện đại đều có vùng chạy rộng rãi, động cơ khỏe, cùng nhiều tính năng an toàn, cho phép luyện tập đa dạng hiệu quả. Trên máy được tích hợp nhiều bài tập tự động cũng như bài tập thủ công do người dùng thiết lập, phù hợp với  nhu cầu sử dụng. Các bạn có thể trang bị máy chạy bộ tại nhà để chủ động tập luyện bất cứ khi nào có thời gian rảnh.

troi-lanh-chay-bo-ngoai-troi-co-bi-sao-khong-16

Ngoài ra những đối tượng bệnh lý như: Hen suyễn, tim mạch, huyết áp cao, viêm khớp, viêm đa khớp… thì vào mùa đông việc tập luyện tại nhà sẽ an toàn hơn. Ngoài sử dụng máy chạy bộ điện thì các bạn cũng có thể trang bị các thiết bị thể thao ngoài trời như máy đi bộ, máy chạy bộ… lắp đặt trong sân vườn nhà để sử dụng. Chúng ta vừa có thể tập ngoài trời, nhưng hạn chế gió máy, tiện di chuyển vào nhà nếu bất ngờ có mưa. Và quan trọng là có người nhà ở xung quanh để tiện hỗ trợ khi cần.

Trên đây là một số chia sẻ của Daiviet Sport về Trời lạnh chạy bộ ngoài trời có bị sao không ? Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến phương pháp chạy bộ, hay có nhu cầu trang bị các thiết bị thể thao tại nhà như máy chạy bộ điện, xe đạp tập, giàn tạ đa năng; Kèo Nhà Cái 5 ngoài trời như: Máy đi bộ trên không, máy đi bộ ngoài trời, máy tập đi bộ lắc tay… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

Tags:  thiết bị thể thao công viên

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...