Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Thoái hóa khớp gối - Phương pháp phục hồi chức năng

23/09/2022 15:07

Tin liên quan

Tập phục hồi chức năng sau mổ rách sụn chêm khớp gối

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Nếu như trước đây bệnh thường phổ biến ở những người cao tuổi do tác động của quá trình lão hóa thì hiện nay lại có xu hướng trẻ hóa, bắt gặp cả ở những người đang ở trong độ tuổi trung niên, thanh niên, do lười vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

benh-thoai-hoa-khop-goi

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Thoái hóa khớp gối - Phương pháp phục hồi chức năng. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả.

Tổng quan về thoái hóa khớp gối

Khớp gối là khớp lớn nhất ở trên cơ thể, hỗ trợ đắc lực cho cơ thể trong việc di chuyển, lại thường xuyên phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, do đó rất nhanh bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối trên thực tế là tình trạng tổn thương ở sụn khớp đi kèm với phản ứng viêm, giảm lượng dịch khớp trong quá trình tái tạo sụn mới không kịp để bù vào lớp sụn đã bị hao mòn theo thời gian.

tong-quan-benh-thoai-hoa-khop-goi

Thoái hóa khớp gối có diễn tiến âm thầm nên trong nhiều trường hợp người bệnh không phát hiện kịp thời. Dấu hiệu thường gặp nhất là đau ở mặt trước của khớp, và xuất hiện tiếng kêu lạo xạo mỗi khi thực hiện động tác gấp hoặc duỗi gối. Do chủ quan nên chúng ta thường bỏ qua, chỉ tới khi bệnh trở nặng, ảnh hưởng tới cuộc sống mới chịu đi khám.

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, thoái hóa khớp gối có thể gây tàn phế khiến cho người bệnh không thể đi lại bình thường.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Các nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp gối gồm:

nguyen-nhan-thoai-hoa-khop-goi

- Tuổi tác: Khi càng có tuổi, quá trình tổng hợp sụn để tạo thành xương cũng bị suy giảm theo. Sau độ tuổi trưởng thành thì tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo.

- Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở nên có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn cũng như thói quen sử dụng giày cao gót khiến gây nhiều áp lực lên sụn, khiến đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.

- Thừa cân: Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên khớp gối cũng như hệ thống xương khớp nói chung. Điều này khiến cho khớp của chúng ta nhanh bị hao mòn, hỏng dần theo thời gian. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị béo phì trên 40 tuổi có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao hơn 6 lần so với người bình thường. Trong khi đó, những người béo phì chỉ cần giảm 5 kg sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm và thoái hóa khớp tới 50%.

nguyen-nhan-thoai-hoa-khop-goi-2

- Chấn thương: Các chấn thương thể thao hoặc tai nạn làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, đầu trên của xương chày, giãn hoặc đứt dây chằng… đều có thể gây ảnh hưởng tới sụn. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây thoái hóa sớm một cách từ từ.

- Di truyền: Những người có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp (do bệnh lý) thì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.

- Vận động quá sức: Lao động nặng, thể thao quá độ cũng khiến khớp bị thoái hóa nhanh hơn.

- Lười vận động: Lười tập thể dục thể thao khiến cho các cơ trên cơ thể bị lỏng lẻo, khớp xương thiếu linh hoạt, cấu trúc cơ – xương – gân – dây chằng dễ dàng bị sai lệch. Nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên vận động thể chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp gối xuống 30%.

nguyen-nhan-thoai-hoa-khop-goi-3

- Hệ miễn dịch phá hủy: Trên thực tế, sụn khớp không được nuôi dưỡng bởi mạch máu như các bộ phận khác, mà bởi dịch khớp, bởi vậy nó không được nhận biết như 1 phần của cơ thể. Và thay vì bảo vệ, trong một số trường hợp, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp ở nhiều vị trí, không kể đó là sụn hư hay vẫn còn khỏe mạnh.

- Biến dạng xương: Một số trẻ sinh ra đã bị biến dạng xương hoặc sụn thì nguy cơ rất cao sẽ bị thoái hóa khớp.

- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Việc ăn uống thiếu chất khiến cho túi dịch tiết ra ít chất nhờn hơn. Còn uống quá nhiều bia rượu khiến cho sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

- Bệnh lý khác: Nhiều bệnh lý khác cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp và sụn như: Gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt, béo phì…

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối và biến chứng

dau-hieu-thoai-hoa-khop-goi

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối bao gồm:

- Đau ở mặt trước hoặc trong của khớp, cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động hoặc đi lại, chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại. Cơn đau sẽ tăng dần về tần suất cũng như mức độ về lâu dài.

- Khớp gối khó cử động sau khi ở yên một chỗ trong khoảng thời gian dài.

- Khớp có thể bị sưng to, mất linh hoạt.

- Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng.

- Người bệnh mất chức năng vận động.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-goi-2

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì thoái hóa khớp sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:

- Cứng khớp.

- Hạn chế vận động, đi lại khó, một số trường hợp phải sử dụng nạng.

- Khớp gối bị biến dạng, cong vẹo (vào trong hoặc ra ngoài).

- Teo cơ.

- Vôi hóa sụn khớp.

- Liệt chi, tàn phế, phải sử dụng xe lăn để đi lại.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Giảm năng suất làm việc.

- Tâng cân, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp.

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề liên quan tới lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh.

Điều trị thoái hóa khớp gối

dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi

Việc điều trị thoái hóa khớp gối gồm có điều trị bảo tồn và không bảo tồn. Đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi về tiền sử bệnh tật, có thể tiến hành thêm một số kĩ thuật như chụp X-quang, CT, MRI để xác định các tổn thương ở xương, gân, cơ, dây chằng, xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như: Giảm đau, kháng viêm. Phương pháp vật lý trị liệu được ưu tiên sử dụng nhờ giúp bảo tồn khớp gối. Vật lý trị liệu gồm có 2 nhánh chính:

- Giảm đau và tăng tuần hoàn máu: Sử dụng đèn hồng ngoại, chườm nóng, vi sóng, dòng điện, sóng siêu âm để làm nóng, giảm đau, kháng viêm, làm mềm các tổ chức bị tổn thương, tăng cường tuần hoàn máu.

- Vận động trị liệu: Huấn luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ làm chức năng gập – duỗi chân, tăng tầm vận động cho khớp gối. Vận động trị liệu có thể là tay không, sử dụng các công cụ hỗ trợ đơn giản hoặc dụng cụ tập phục hồi tay chân.

dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-2

Các trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc sẽ được chỉ định phẫu thuật, nội soi, thay khớp… Đây là biện pháp cuối cùng.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự cải thiện của bệnh thoái hóa khớp gối. Người bệnh nên tăng cường các món ăn có sử dụng nước hầm xương để bổ sung thêm nhiều canxin – tốt cho hệ xương. Ngoài ra là các loại cá nước lạnh vốn rất giàu axit béo omega-3 có chứa chất kháng viêm. Ngoài ra là các loại rau củ quả để giúp tăng cường vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như tăng độ dẻo dai cho khớp.

Người bệnh nên hạn chế thịt đỏ bởi chúng sản xinh ra axit khi vào cơ thể, cần lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu không được cung cấp đủ thì cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, càng khiến cho thoái hóa nhanh hơn. Các thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn cũng nên hạn chế vì chúng khiến tăng cân và từ đó gia tăng áp lực cho hệ thống xương khớp.

Người bệnh viêm khớp cũng nên hạn chế ăn đường và tinh bột nhiều vì chúng cản trở quá trình hấp thụ canxi, gây tổn thương cho các protein khiến cho hệ xương khớp yếu đi. Ăn mặn quá cũng khiến cho xương trở nên giòn và dễ gẫy, gia tăng tình trạng viêm.

Vận động trị liệu giúp phục hồi chức năng thoái hóa khớp

Vận động trị liệu có vai trò quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, trở lại với công việc và sinh hoạt thường nhật. Các bài tập thường được hướng dẫn bởi bác sĩ trị liệu. Dưới đây là một số động tác cơ bản mà các bạn có thể tham khảo:

Bài tập làm giãn gân kheo

Bài tập giãn gân kheo (Hamstring Stretch) giúp cải thiện phạm vi chuyển động cho khớp gối, có thể di chuyển theo các hướng nhất định, nó cũng giúp giảm đau.

bai-tap-gian-gan-kheo

- Đầu tiên người bệnh thực hiện đi bộ trong 5 phút để làm ấm cơ thể.

- Chuẩn bị 1 tấm nệm mỏng hoặc thảm yoga, trải sẵn dưới sàn.

- Sử dụng 1 chiếc khăn tắm hoặc dây to bản để kéo chân phải thẳng lên.

- Giữ tư thế trong 20 giây sau đó hạ chân xuống.

- Làm 2 lần rồi đổi chân.

Bài tập căng bắp chân

Bài tập Calf Stretch này có tác dụng làm căng bắp

bai-tap-cang-bap-chan

- Sử dụng một chiếc ghế tựa hoặc bức tường để giúp thăng bằng.

- Đứng phía sau ghế, hai tay giữ phần tựa lưng.

- Một chân làm trụ, chân còn lại từ từ duỗi thẳng ra sau. Bạn sẽ cảm thấy lực căng ở bắp chân sau.

- Giữ tư thế trong 20 giây.

- Lặp lại 2 lần rồi đổi chân.

Bài tập nâng chân thẳng

Bài tập nâng chân thẳng (Hamstring Stretch) có tác dụng xây dựng cơ bắp mạnh mẽ, hỗ trợ cho các khớp yếu.

bai-tap-nang-chan

- Người bệnh nằm nghiêng người bên trái.

- Tay phải chống xuống sàn, đầu tựa lên tay trái, còn cùi trỏ thì hơi hướng về trước.

- Tay còn lại thì đặt ở trên sàn, phía ngay trước ngực.

- Hai chân chụm lại, duỗi thẳng ra sau.

- Từ từ thở ra, nâng chân phải thẳng lên theo hướng càng cao càng tốt.

- Luôn giữ cứng cơ chân và đùi, thời gian khoảng 3 giây.

- Từ từ hít vào và hạ xuống vị trí ban đầu.

- Thực hiện 10 lần rồi đổi chân.

Bài tập ngồi hông

Bài tập ngồi hông (Seated Hip March) giúp tăng cường cơ hông cùng với cơ đùi, rất có lợi cho những hoạt động hàng ngày như ngồi xuống, đứng lên.

bai-tap-seated-hip-march

- Người bệnh ngồi thẳng lên ghế.

- Đưa chân trái về sau một chút nhưng vẫn giữ các ngón chân ở trên sàn nhà, và gót chân ở phía trên.

- Nhấc chân phải lên khỏi sàn, đồng thời gập đầu gối.

- Giữ tư thế trong 3 giây rồi hạ chân xuống.

- Lặp lại động tác 10 lần với mỗi bên chân.

Bài tập ép gối

Bài tập ép gối (Pillow Squeeze) giúp tăng cường sức mạnh bên trong của chân.

bai-tap-ep-goi

- Người bệnh nằm ngửa, hai chân nâng cao và co lại.

- Đặt 1 chiếc gối vào giữa 2 đầu gối.

- Thực hiện siết đầu gối để giữ cho chiếc gối không bị rơi.

- Giữ tư thế trong 5 giây.

- Thực hiện 10 lần.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Thoái hóa khớp gối - Phương pháp phục hồi chức năng từ Daiviet Sport. Mong rằng các thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này và phòng ngừa tốt hơn.

Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, giường kéo giãn… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...