Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phương pháp kéo giãn cột sống cổ - lưng trong vật lý trị liệu

06/03/2023 08:43

Tin liên quan

Thiết bị nẹp đầu gối phục hồi chức năng

10 loại thiết bị vật lý trị liệu cần có cho các trung tâm PHCN

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau ở cột sống lưng, cổ, khiến người bệnh hạn chế vận động. Để điều trị bệnh này các bác sĩ căn cứ theo từng giai đoạn cụ thể cũng như mức độ tổn thương để chỉ định dùng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu hay phẫu thuật.

Phương pháp kẽo giãn cột sống không sử dụng thuốc, được áp dụng phổ biến cho nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ đĩa đệm thoát vị trở về vị trí ban đầu. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Kéo giãn cột sống cổ - lưng trong vật lý trị liệu.

Tác dụng của kéo giãn cột sống

keo-gian-cot-song-co

- Làm giãn cơ: Trong các bệnh lý liên quan tới cột sống thì sự kích thích rễ thần kinh khiến người bệnh bị đau, các cơ co cứng, sự co cứng lại tác động ngược trở lại làm cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống trước tiên sẽ tác động lên các cơ gây giãn thụ động, giảm căng cứng và chấm dứt vòng xoáy đau lặp đi lặp lại. Mặc dù vậy, cần lưu ý là nếu tăng hoặc giảm lực kéo quá nhanh thì có thể gây tình trạng co cơ nặng hơn. Do đó, cần tăng giảm lực từ từ, nhất là với các trường hợp đau cấp.

- Giảm áp lực lên đĩa đệm: Quá trình kéo giãn tác động đến các đốt sống, các khoang đốt giãn rộng, có thể cao thêm trung bình 1,2 mm và mang đến nhiều tác dụng khác như: Tăng thẩm thấu nuôi dưỡng các đĩa đệm, nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng, giảm thoái hóa cho đĩa đệm; Thu nhỏ thể tích của đĩa đệm bị lồi (nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa). Cần lưu ý, nếu thời gian dài và lực tác động lớn có thể dẫn tới tăng thẩm thấu dịch vào đĩa đệm, từ đó gây phù nề và gia tăng cơn đau.

keo-gian-cot-song-lung

- Điều chỉnh các sai lệch của đốt sống và cột sống: Khi bị thoát vị, chiều cao của khoang đốt giảm khiến di lệch khớp đốt sống. Sự di lệch tuy nhỏ nhưng nó đẩy quá trình thoái hóa và kích thích các cơn đau gia tăng. Phương pháp kéo giãn có tác dụng điều chỉnh các di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống cũng như giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.

- Giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống: Do khả năng là tăng kích thước của lỗ tiếp hợp, giảm thể tích của khối thoát vị mà biện pháp kéo giãn giảm kích thích lên rễ thần kinh và tủy sống, giảm đau cho người bệnh.

Chỉ định và chống chỉ định kéo giãn cột sống

chi-dinh-keo-gian-cot-song

Phương pháp kéo giãn cột sống được chỉ định cho các trường hợp sau:

- Thoái hóa đốt sống gây chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa, đau ở cổ, vai và cánh tay.

- Thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ và trung bình.

- Sai khớp đốt sống nhẹ.

- Đau mỏi ở lưng do các nguyên nhân khác.

- Người bị vẹo cột sống.

- Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa bị dính khớp.

chi-dinh-keo-gian-cot-song-2

Kéo giãn cột sống chống chỉ định cho các trường hợp;

- Xảy ra tổn thương và chèn ép ở tủy, bệnh ống tủy.

- Lao cột sống, u ác tính, viêm tây áp xe tại vùng lưng.

- Người bị loãng xương, tăng huyết áp.

- Chấn thương cột sống (có biến dạng do gãy xương).

- Viêm đa khớp dạng thấp.

- Phụ nữ trong thai kỳ, hoặc có kinh nguyệt.

- Hội chứng đuôi ngựa.

- Bệnh thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp (đã có cầu xương nối các đốt sống).

Các chế độ kéo giãn cột sống

Chế độ kéo giãn liên tục

Lực kéo tác động lên một vùng cột sống không thay đổi trong toàn bộ quá trình, thường được áp dụng cho các trường hợp bị đau cấp tính khiến cho các cơ cạnh cột sống bị co cứng.

keo-gian-cot-song-co-lien-tuc

Chế độ kéo giãn liên tục gồm các biện pháp:

- Kéo giãn thông qua trọng lượng cơ thể ở trên bàn dốc: Sử dụng đai để cố định nách, ngực của người bệnh vào 1 tấm ván dốc. Sử dụng chính trọng lượng cơ thể người bệnh để kéo giãn. Lực được phân bổ đều theo chiều từ trên xuống.

- Kéo giãn bằng lực đối trọng: Phần cột sống cần kéo giãn được nối với đai và dây kéo, thông qua ròng rọc nối với hệ thống trọng lực để kéo theo chỉ định.

>>> Tham khảo: Kéo giãn cột sống cổ bằng tạ trên thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1 hoặc PHCN 4 trong 1.

Chế độ kéo ngắt quãng

Là chế độ mà lực kéo có thể thay đổi trong quá trình thực hiện, nhằm mục đích tránh gây mỏi cơ và căng thẳng cho cột sống. Nó được áp dụng cho các trường hợp bị đau mãn tính cùng với tình trạng co cứng cơ không nhiều.

che-do-keo-ngat-quang

Chế độ kéo ngắt quãng gồm các biện pháp:

- Kéo ngắt quãng không có lực nền, chế độ này có sự thay đổi lớn về lực, có thể khiến cột sống không có đủ thời gian thích nghi.

- Kéo ngắt quãng có lực nền: Được xem là phương pháp phù hợp nhất với sinh lý, giúp cho cột sống có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và không bị thay đổi nhiều về lực.

Phương pháp kéo giãn ở dưới nước

Đây là biện pháp kết hợp giữa kéo giãn và thủy trị liệu. Người bệnh ở trong bể nước sâu 2 mét, thường là nước ấm để tăng khả năng giãn cơ và giảm đau. Kỹ thuật kéo theo phương thẳng đứng được cố định bởi phao đặt ở cổ hoặc nách. Lực kéo được đảm bảo bởi tạ móc vào đai kéo ở vùng thắt lưng. Do lực đẩy của nước nên lực kéo cần lớn hơn.

Phương pháp kéo giãn các đoạn cột sống

Kéo giãn cột sống cổ

phuong-phap-keo-gian-cot-song-co

Điểm tỳ lực: 1 tay kéo dài ra phía trước và tỳ vào hàm dưới, 1 tay ở sau tỳ vào xương chẩm. Phía dưới cơ thể có thể không cần cố định, hoặc dùng 2 điểm tỳ cố định ở trên vai.

Phương kéo: Kéo theo mặt phẳng trước sau để cột sống hơi gấp ra phía đằng trước 20 – 30 độ để làm rộng lỗ tiếp hợp. Nếu kéo theo mặt phẳng bên thì kéo theo phương thẳng.

Lực kéo: Tăng giảm lực từ từ, giảm lực chậm khi kết thúc điều trị. Lực kéo bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể

Các tư thế: Kéo giãn cột sống cổ bằng trọng lượng cơ thể; Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi; Kéo giãn cột sống cổ tư thế nằm.

Thời gian áp dụng 15 – 20 phút, mỗi đợt diễn ra trong 15 – 20 ngày.

Kéo giãn cột sống thắt lưng

phuong-phap-keo-gian-cot-song-lung

Điểm tỳ lực: Tỳ bằng hai cọc cố định vào nách hoặc tỳ hai bên bờ sườn. Ở bên dưới dùng 2 đai cố định để tỳ vào 2 bên mào chậu.

Phương kéo: Chếch 20 – 30 độ để cột sống hơi gấp và tăng độ mở của khoang gian đốt, lỗ ghép.

Lực kéo: Tùy vào đoạn cột sống, mục đích kéo, thể trọng người bệnh, độ tuổi, giới tính, thể lực… mà thường từ 50 – 100% trọng lượng cơ thể.

Các tư thế: Kéo giãn ở tư thế nằm ngửa; Với tư thế nằm sấp có hai cách là đặt chân thấp hoặc chèn gối bên dưới bụng

Thời gian áp dụng 15 – 20 phút, mỗi đợt diễn ra trong 15 – 20 ngày.

Trên đây là một số chia sẻ của Daiviet Sport về Kéo giãn cột sống cổ - lưng trong vật lý trị liệu. Nếu các bạn còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu trang bị thiết bị phục hồi chức năng, giường kéo giãn cột sống bằng cơ, bằng điện… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng, phục hồi nhanh !

Tags: máy vật lý trị liệu

 

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...