Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

7 bài tập phục hồi chức năng khớp khuỷu tay cực hiệu quả

18/11/2023 10:24

Khuỷu tay là một trong những khớp rất quan trọng trên cơ thể chúng ta. Tuy không chịu lực lớn, nhưng khuỷu tay lại thực hiện rất nhiều chuyển động phức tạp và dễ bị chấn thương. Chỉ nói riêng về trật khớp thì trật khớp khuỷu tay chiếm 20 – 25% tổng số ca trật khớp (đứng hàng thứ 3, chỉ sau khớp vai và ngón tay). Ở những người trẻ dưới 20 tuổi thì nguy cơ bị trật khớp này cao hơn 7 lần so với khớp vai.

Do đó, hiểu về bộ phận này cũng như nắm được các bài thể dục cho khớp là rất quan trọng. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Bài tập phục hồi chức năng khớp khuỷu tay nhé.

Nguyên nhân chấn thương khuỷu tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chấn thương khớp khuỷu tay, nhưng phổ biến hơn cả có thể kể tới:

chan-thuong-khuyu-tay

- Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài: Còn được gọi là hội chứng đau khuỷu tay tennis. Xảy ra khi có các chấn thương liên quan tới gân, cơ, dây chằng ở quanh phần dưới của khớp khủy tay cũng như phần trước của cánh tay. Các vết rách thường hình thành ở trong gân và cơ làm nhiệm vụ điều khiển cử động của phân trước cánh tay. Cuối cùng các vết rất này dẫn tới sự hình thành sẹo cũng như hiện tượng vôi hóa. Nếu như không được điều trị, những vết sẹo cùng với vết vôi hóa sẽ gây áp lực lớn lên các cơ cũng như dây thần kinh. Không chỉ gặp ở những vận động viên chơi tennis, hội chứng tennis còn gặp ở những người thường xuyên hoạt động cơ bắp, dùng cẳng tay nhiều như họa sĩ, thợ sửa ống nước, thợ mộc…

- Viêm mỏm trên lồi câu trong xương cánh tay: Còn được gọi là hội chứng golf, xảy ra chủ yếu do chúng ta vận động quá mức cánh tay, rất thường gặp ở những người chơi đánh golf. Sự vận động của cánh tay dưới đòi hỏi dùng nhiều sức lặp lại lặp lại, căng cơ tay, cùng với đó là chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không điều độ khiến cho các cơ rơi vào tình trạng quá tải. Một số hoạt động khác như cầm vợt (tennis, bóng bàn, cầu lông…), dùng dụng cụ lao động không phù hợp cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra các chấn thương khớp khuỷu tay.

Ngoài ra, chấn thương khuỷu tay còn xuất phát do viêm khớp khuỷu (bệnh gút, viêm thấp khớp), viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các tai nạn khiến bong gân khuỷu tay, giãn cơ quá mức, trật khớp, gãy xương… Hoặc là tình trạng chèn ép thần kinh trong, gồm: Chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ của cánh tay và khuỷu tay, thoát vị đĩa đệm cột sống cố, thoái hóa cột sống.

Tại sao bạn nên thực hiện vật lý trị liệu phục hồi cho khớp khuỷu tay

vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-khuyu-tay

Đau cơ xương khớp là nguyên nhân số một khiến mọi người đến khám bác sĩ mỗi năm. Vì chúng ta sử dụng bàn tay, ngón tay, cánh tay và khuỷu tay khi làm mọi việc, nên những bộ phận này rất dễ gặp chấn thương. Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau khuỷu tay bằng cách tăng cường khả năng vận động, cải thiện sức mạnh, tạo sự căn chỉnh phù hợp và phục hồi chức năng. Các bài tập trị liệu khớp khuỷu tay có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân cho dù tuổi tác, tình trạng hoặc loại chấn thương.

Trước khi thực hiện bất kỳ kế hoạch điều trị nào, bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra kỹ khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay và bàn tay của bạn đồng thời hỏi bạn một loạt câu hỏi để xác định xem các triệu chứng của bạn có liên quan đến các hoạt động hàng ngày hay một chấn thương cụ thể hay không. Để hỗ trợ phục hồi, điều trị cũng có thể bao gồm:

Thuốc — Thuốc chống viêm không steroid để giảm viêm và giảm triệu chứng.

Các bài tập tăng cường sức mạnh — Vật lý trị liệu cùng với giãn cơ nhẹ ở cẳng tay rất hiệu quả.

Nẹp hỗ trợ — Sử dụng nẹp quanh khuỷu tay và cẳng tay cung cấp thêm hỗ trợ khi bắt buộc phải hoạt động.

Các liệu pháp thay thế — Chiropractic và châm cứu có thể giúp giảm thiểu sự can thiệp của thần kinh và cải thiện chức năng thể chất.

Tiêm corticosteroid — Corticosteroid có thể giảm viêm trong các trường hợp đau khuỷu tay nặng.

Phẫu thuật — Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tư vấn phẫu thuật là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

7 bài tập phục hồi chức năng khớp khuỷu tay cho bệnh nhân nhẹ

1. Gập khuỷu tay

bai-tap-phuc-hoi-khuyu-tay

Đứng thẳng và hạ cánh tay xuống một bên.

Dùng tạ nhẹ hoặc không dùng tạ, từ từ gập cánh tay hướng lên trên cho đến khi tay chạm vai.

Giữ tư thế này trong 15-30 giây và lặp lại 10 lần.

2. Xoay cổ tay

bai-tap-phuc-hoi-khuyu-tay-2

Dùng tạ nhẹ hoặc không tạ, gập khuỷu tay thành góc vuông và duỗi thẳng cánh tay ra với lòng bàn tay hướng lên trên.

Từ từ xoay cổ tay sao cho lòng bàn tay hướng xuống dưới.

Giữ trong 5 giây, sau đó thả ra và lặp lại 30 lần.

3. Gập tay thụ động

bai-tap-phuc-hoi-khuyu-tay-3

Đặt khuỷu tay lên khăn và dùng tay kia nhẹ nhàng gập cánh tay về phía vai cùng bên.

Chú ý giữ thẳng cổ tay.

Giữ tư thế này trong một phút, sau đó lặp lại bốn lần.

4. Duỗi khuỷu tay

bai-tap-phuc-hoi-khuyu-tay-4

Dùng tạ nhẹ, giơ thẳng một cánh tay lên trên đầu.

Gập cánh tay về phía sau cho đến khi cánh tay không thể xuống thấp hơn, sau đó đưa về vị trí bắt đầu.

Thực hiện 1-3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại.

5. Ngửa và úp tay

bai-tap-phuc-hoi-khuyu-tay-5

Đặt khuỷu tay lên bàn, nắm lấy búa và hạ từ phải sang trái, sau đó quay trở lại.

Giữ cổ tay thẳng trong suốt chuyển động và kiểm soát chuyển động.

Lặp lại bài tập này 10 lần.

6. Vặn khăn

bai-tap-phuc-hoi-khuyu-tay-6

Ngồi ngả lưng trên ghế và cầm khăn bằng cả hai tay.

Vặn khăn theo hai hướng ngược nhau, giống như bạn đang vắt nước.

Lặp lại 10 lần trước khi di chuyển theo hướng ngược lại.

7. Bóp bóng xốp

bong-xop-tap-co-tay

Cầm và bóp một quả bóng xốp mềm trong tay của bạn.

Giữ trong 30 giây, sau đó lặp lại 10-15 lần bằng cả hai tay.

Thực hiện bài tập này 2-3 lần mỗi tuần.

Phục hồi chức năng khớp khuỷu tay sau mổ cho người bệnh

Phục hồi chức năng khớp khuỷu tay có nhiều biện pháp khác nhau. Việc áp dụng biện pháp nào sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Đối với các trường hợp nặng, sau khi trải qua phẫu thuật thì người bệnh cần sớm được tập luyện để lấy lại biên độ vận động.

Về cơ bản thì quy trình phục hồi chức năng cho khuỷu tay như sau:

Tuần 1: Bắt đầu từ ngày đầu sau mổ

phuc-hoi-khuyu-tay-sau-mo

- Tư thế trị liệu: Người bệnh cần kê gối ở dưới cẳng tay khi nằm, còn khuỷu tay để thoải mái.

- Khi đi lại cần treo tay ở tư thế cơ năng.

- Người bệnh thực hiện các bài co cơ tĩnh ở bên tay đau ngày vài lần, mỗi lần khoảng 30 phút.

+ Người bệnh có thể lấy tay bên lành để tập cho bên bị chấn thương. Người bị chấn thương nặng có thể nằm trên giường, tay để dọc theo thân, người nhà dùng 1 tay giữ chặt cổ tay bên đau của người bệnh, tay kia đỡ phần khuỷu tay và từ từ gấp khuỷu tay, sau đó đưa về vị trí ban đầu, sau đó duỗi ra hết tầm.

+ Tập sấp ngửa cẳng tay: Người bệnh để tay trong tư thế hơi gấp khuỷu, người nhà nắm giữa bàn tay của người bệnh và thực hiện duỗi thẳng ngón trỏ qua mặt trước của cổ tay để giư cho cổ tay của bệnh nhân được thẳng. Tiếp đó xoay ngửa lòng bàn tay của người bệnh lên rồi lại xoay sấp lòng bàn tay xuống. Lặp lại động tác cùng với việc tăng dần lực tác động và biên độ.

- Tập chủ động các động tác gấp – duỗi – sấp – ngửa cẳng tay và khớp khuỷu cũng như khớp bàn tay, các ngón, ngày vài lần, mỗi lần 30 phút.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp vật lý trị liệu khác như: Điện trị liệu, giúp giảm đau và phù nề, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường dinh dưỡng giúp mau lành vết thương, tác dụng với thần kinh để giảm đau, tăng lưu thông máu, phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch. Chiếu tia hồng ngoại 15 phút/lần giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu tại chỗ, làm không vết thương, kích thích mau lành vết thương.

Tuần 2: Từ ngày 8 – 14 sau phẫu thuật khuỷu tay

phuc-hoi-khuyu-tay-sau-mo-2

- Người bệnh tập thụ động khớp khuỷu tay với sự hỗ trợ của người nhà.

- Tập chủ động các khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, các ngón.

- Bắt đầu bài tập có kháng trở tăng dần ở khớp. Các bạn có thể dùng tới sự hỗ trợ của thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1.

- Kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu như: Điện trị liệu, siêu âm, hồng ngoại.

- Xoa bóp tại vùng khuỷu, cánh tay và cẳng tay ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút.

- Người bệnh tực thực hiện các sinh hoạt cá nhân cho bên tay bệnh theo biên độ vận động của khớp, như: Đánh răng, chải đầu, mặc quần áo…

Tuần 3 và 4 sau phẫu thuật khuỷu tay

phuc-hoi-khuyu-tay-sau-mo-3

- Lặp lại các bài tập như ở tuần 2.

- Tập với kháng trở tăng dần.

- Người bệnh tự thực hiện các động tác trong sinh hoạt hàng ngày.

- Hoạt động trị liệu trong 60 phút/lần/ngày.

Khi thực hiện các bài tập vận động trị liệu cho dù là thụ động hay bị động thì cũng cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ, tăng tiến dần cường độ, đúng biên độ, không mạnh, không độ ngột, và đặc biệt là không được đặt kháng trở lên ổ gãy.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ một số Bài tập phục hồi chức năng khớp khuỷu tay. Nếu các bạn còn thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng, giường kéo giãn, máy tập thể dục… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng nhé!

Xem thêm: thiết bị vật lý trị liệu, dụng cụ tập thể hình

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...