Liệt nửa người (bán thân bất toại) là tình trạng 1 bên cơ thể trở nên suy yếu, đau tê nửa người bên trái, bên phải phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương khi tai biến mạch máu não hoặc gặp phải các chấn thương khác. Tổn thương não trái sẽ gây liệt nửa người bên phải, còn tổn thương não phải sẽ gây liệt nửa ngưởi bên trái. Bên bị liệt có cử động yếu hơn bên còn lại, thậm chí là không thể hoạt động.
Người bị liệt cần được phục hồi chức năng để chủ động hơn trong sinh hoạt, khỏe mạnh. Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Tập luyện phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người.
Nguyên nhân và triệu chứng liệt nửa người
Liệt nửa người được chia ra thành: Liệt do bẩm sinh, thường gặp ở trẻ do tổn thương não bộ trong lúc sinh hoặc là ngay sau khi sinh; Liệt nửa người mắc phải là trường hợp xảy ra chấn thương do bệnh tật.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng liệt nửa người là do xuất huyết não hoặc đột quỵ xuất huyết. Các bệnh liên quan tới mạch máu não khiến quá trình vận chuyển máu lên não bị gián đoạn, gây thiếu máu cục bộ và dẫn tới đột quỵ.
Các chấn thương, tổn thương não cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng liệt nửa người.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây liệt nửa người nhưng ít cấp tính hơn. Gồm:
- Khối u, áp-xe, tổn thương não bộ.
- Bệnh phá hủy vỏ bỏ ở xung quanh tế bào thần kinh.
- Mạch biến chứng do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.
- Viêm não.
- Bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt.
- Rối loạn các tế bào thần kinh vận động trong tủy sống, vỏ não, và thân não.
Một số yếu tố nguy cơ gây bị liệt nửa người gồm:
- Người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, u não.
- Người từng bị tai biến mạch máu não hoặc có nguy cơ gặp phải.
- Phụ nữ bị chấn thương khi sinh, chuyển dạ khó khăn, hoặc đột quỵ chu sinh ở thai nhi trong 3 ngày.
- Những người bị chấn thương ở đầu.
- Đối tượng mắc hội chứng đau nẳ đầu.
- Người bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, nhất là nhiễm trùng máu và áp xe cổ lan tới não mà không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Người mắc bệnh loạn dưỡng chất trắng não.
- Người bị viêm mạch máu.
Các triệu chứng thường gặp của liệt nửa người gồm:
- Mất thăng bằng.
- Khó nói, khó nuốt, khó di chuyển.
- Tê ngứa, mất cảm giác tại 1 bên cơ thể.
- Giảm khả năng cầm, nắm, cử động không rõ ràng.
- Yếu cơ, thiếu sự phối hợn vận động.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người
Mục đích phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người
Phục hồi chức năng nhằm huấn luyện lại các vận động bình thường mà thời điểm trước khi bị liệt bệnh nhân đã thực hiện. Mục tiêu là giúp người bệnh tự di chuyển, bao gồm cả việc hướng dẫn sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đi lại như nạng, nẹp, xe lăn… Người bệnh cũng được hướng dẫn để tự thực hiện các hoạt động đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, tắm rửa, vệ sinh, mặc quần áo… Giúp cho bệnh nhân thích nghi với các di chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng dần trở lại với công việc đã làm trước đây hoặc được hướng dẫn công việc mới phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Nguyên tắc phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người
Quá trình phục hồi chức năng nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, khi tình trạng toàn thân của bệnh nhân cho phép.
Cơ thể của chúng a là một khối thông nhất, do đó, khi tập luyện người bệnh không nên chỉ chú ý tới tay, chân của bên bị liệt mà cần phải chú ý tới toàn bộ cơ thể. Các bài tập vận động cần phải cân xứng cho cả 2 bên, không sử dụng vận động của bên lành để bù trừ hoặc là thay thế cho bên bị tổn thương.
Cần tạo cho người bệnh sự chủ động tối đa trong các bài tập. Người nhà và thầy thuốc chỉ trợ giúp khi thật sự cần thiết.
Bệnh nhân cần tập luyện trong nhiều tư thế khác nhau, từ đơn giản cho tới phức tạp dần, để có thể ra khỏi giường bệnh càng sớm càng tốt.
Khi xuất viện, người bệnh cần tiếp tục được chăm sóc phục hồi chức năng tại cộng đồng để hòa nhập với gia đình, xã hội.
Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị liệt nửa người
Phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người ở mỗi giai đoạn sẽ có những bài tập khác nhau, phù hợp với tình trạng cụ thể của mỗi người.
Đầu tiên, về nguyên tắc bố trí giường nằm, không để bệnh nhân nằm phía bên bị liệt sát tường. Người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế để phòng ngừa các thương tật thứ cấp như co cứng, co rút. Tuyệt đối không để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi vì ngó có gia tăng nguy cơ bị loét vùng cùng cụt.
Tập vận động ở tư thế nằm
Các bài tập vận động chủ động giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và có thể thực hiện được 1 phần vận động.
- Tập lăn nghiêng sang phía bên bị liệt: Người bệnh dùng tay lành để nắm lấy cạnh giường của bên liệt, tiếp đó sử dụng chân lành để xoay mình.
- Tập lăn nghiêng sang phía bên lạnh: Bệnh nhân sử dụng tay không liệt để đưa tay bị liệt ngang qua cơ thể rồi dùng tay lành để nắm lấy thành giường bên không liệt, chui bàn chân lành xuống dưới cổ chân của bên bị liệt rồi thực hiện xoay người.
- Tập trồi lên: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, chân lành gập hông và đầu gối, tay lần giữ thành giường rồi nâng mạh người lên.
- Tập trồi xuống: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, chân bên lành gập hông và gối, tay lành giữ thành giường và án mạnh, tụt cơ thể xuống.
- Tập ngồi không có hỗ trợ: Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, tay lành nâng tay liệt lên đặt vào bụng, bàn tay và khuỷu tay ấn mạnh xuống giường và cố gắng tự ngồi dậy.
- Tập ngồi có hỗ trợ: Buộc 1 sợi giây vào cuối chân giường, bệnh nhân cầu 1 đầu còn lại, kéo đầu dây để từ từ ngồi dậy.
- Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng bên liệt: Bệnh nhân dùng tay lành chống xuống giường, gần chỗ vai bị liệt. Đẩy cơ thể lên, đồng thời đảy 2 chân ra khỏi giường và ngồi dậy.
- Tập vận động riêng cho từng khớp: Bài tập này giúp cho người bệnh kiểm soát được vận động riêng của từng khớp và phối hợp nhiều khớp với nhau để có thể thực hiện được các chức năng cụ thể.
Tập vận động ở tư thế ngồi
Người bệnh tập giữ thăng bằng trong tư thế ngồi thẳng, tập ngồi nghiêng sang bên hông không bị liệt, rồi tập ngồi nghiêng sang bên bị liệt.
Tập dịch chuyển từ giường sang ghế, xe lăn và ngược lại.
Tập vận động cho tay bị liệt trong tư thế ngồi: Vận động tay bên bị liệt với sự trợ giúp của tay lành, gập duỗi cho vai bên bị liệt tại các vị trí khác nhau.
Tập vận động cho chân bên liệt trong tư thế ngồi: Người bệnh tập ngồi bắt chéo chân liệt qua bên chân lành; Tập dậm gót chân xuống sàn nhà; Tập dồn trọng lượng cơ thể qua phía trước khi đang ngồi trên giường hoặc là ghế, xe lăn.
Tập vận động ở tư thế đứng và đi
Người bệnh tập đứng, đồng thời giữ thăng bằng trên thanh song song, trọng lượng cơ thể được dồn lên cả 2 bên chân.
Tập đứng và dồn sức nặng cơ thể lên từng bên chân.
Tập đi trong và ngoài thanh song song, tập lên – xuống cầu thang.
Tập các vận động nâng cao
Người bệnh tự thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh bài tiết, mặc quần áo, ăn uống.
Tập di chuyển trong nhà, lên – xuống cầu thang.
Tập di chuyển ngoài nhà, lên – xuống dốc, qua đường.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Tập luyện phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người. Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua các loại máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp sản phẩm cao cấp, chính hãng, đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện và phục hồi lại khả năng vận động nhé !
Xem thêm: dụng cụ tập vật lý trị liệu