Mâm chày là một tấm sụn cùng tham gia với các bộ phận khác để cấu tạo nên khớp gối. Khi chúng ta đứng lên và đi thì lồi cầu xương đùi sẽ đè lên mâm chày, cùng với đó trọng lượng cơ thể cũng dồn lên mâm chày để xuống cẳng chân. Hay nói cách khác, mâm chày là phần xương chịu nhiều sức nặng từ cơ thể. Do đó, đây cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương. Trong đó, nghiêm trọng nhất là vỡ mâm chày.
Xương mâm chày có chức năng hỗ trợ sự đi lại và thực hiện gập đầu gối giữ thăng bằng. Chấn thương sẽ khiến các chức năng trên bị ảnh hưởng. Việc phục hồi lại khả năng vận động vì thế rất quan trọng. Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Tập luyện phục hồi chức năng vỡ mâm chày.
Nguyên nhân gãy xương mâm chày
Đa số các trường hợp bị gãy xương mâm chày là do tai nạn giao thông. Ở Việt Nam, số lượng người sử dụng xe máy đi lại trên đường rất lớn nên tỉ lệ bị tai nạn xe và chấn thương mâm chày cũng cao hơn .
Gãy xương mâm chày xảy ra khi có va chạm trực tiếp khiến đầu gối đập xuống đất, gãy gián tiếp do xe bị đổ và đè lên mâm chày, hoặc té ngã trong tư thế đầu gối bị vặn xoắn.
Theo các bác sĩ, mâm chày là phần xương xốp, có bề mặt sụn. Khi gãy thì cũng dễ liền xương, nhưng cũng bị lún mất xương, đồng thời dẽ làm mất phẳng sụn khớp, khiến cho bề mặt sụn khớp bị khấp khểnh. Nếu như nắn chỉnh không chính xác sẽ gây ra tình trạng hạn chế vận động khớp khiến đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp về lâu dài.
Vì là xương xốp nên sau khi phẫu thuật kết hợp xương thì người bệnh không được phếp đi chống chân ngay bởi mâm chày sẽ bị bung ra dưới áp lực từ trọng lượng cơ thể. Thời gian cần thiết để liền xương khoảng 03 tháng, trong khoảng thời gian này bệnh nhân mới được phép đi chống chân xuống đất và tăng lực chóng chân một cách từ từ cho đến khi có thể chịu được toàn bộ sức nặng của cơ thể mà không gây đau.
Tùy theo loại gẫy xương, kiểu kết xương cũng như trọng lượng cơ thể của người bệnh mà thời gian đi lại được có thể thay đổi. Thời gian bình phục hoàn toàn, có thể đi lại bình thường, thực hiện co duỗi đầu gối linh hoạt thường từ 06 – 08 tháng. Trong khoảng thời gian này người bệnh cần chăm chỉ áp dụng vật lý trị liệu và các bài tập vận động trị liệu.
Phục hồi chức năng vận động xương chày
Quá trình phục hồi chức năng vận động xương chày diễn ra theo các giai đoạn.
Giai đoạn 1: 03 tháng đầu
Đây là giai đoạn chưa được phép chống hay tỳ sức nặng cơ thể lên chân bị tổn thương.
Tuần đầu: 1 - 7 ngày đầu
Mục tiêu là giảm đau và phù nề; Duy trì sức cơ, trương lực cơ đùi cũng như cẳng chân ở bên bị tổn thương; Bất động cho khớp gối nhưng duy trì tầm vận động cho các khớp khác, nhất là những khớp lân cận đầu gối như là cổ chân và đùi.
Các biện pháp trị liệu:
- Đặt cổ chân và đầu gối lên mức cao hơn so với tim 20 – 30 cm khi nằm.
- Chườm lạnh bằng túi nước đá lên vùng khớp gối. Túi chườm cần cách lớp băng gạc hoặc khăn lót dày 1 cm. Thực hiện 3 – 5 lần/ngày, 10 – 15 phút/lần.
- Tập chủ động gấp duỗi khớp cổ chân hết tầm vận động 10 lần và dần tăng lên 20 lượt trong mỗi lần tập, ngày 2 lần.
- Tập gồng cơ tĩnh cơ đùi cùng cơ căng chân 10 lượt trong mỗi lần tập, ngày 2 lần, sau đó tăng dần lên 20 lượt.
- Thực hiện nâng chân lên khỏi mặt giường ở tư thế gấp duỗi trong khoảng thời gian càng lâu càng tốt, sau đó hạ xuống trong 5 phút, sau đó nâng tiếp, làm 10 lượt sau đó tăng dần lên 20 lượt cho mỗi lần, ngày 2 lần.
- Khi các cơn đau giảm thì người bệnh nên cố gắng chủ động gấp duỗi nhẹ nhàng ở bên bị tổn thương với biên độ càng rộng càng tốt ở trong phạm vi có thể chịu đựng được.
Tuần 2 - 4 (ngày 8 đến 30)
Mục tiêu là giảm phù nề, tăng cường dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình liền sẹo cũng như can xương; Duy trì trương lực cơ, tăng cường sức cho cơ đùi cùng căng chân bên bị tổn thương; Tập tăng dần tầm vận động khớp từ 0 tới gập khoảng 60 độ.
Các biện pháp trị liệu:
- Đắp nóng cho khớp gối bị tổn thương với túi nhiệt 20 phút 1 lần, và ngày 2 – 3 lần.
- Tiếp tục tập vận động khơp cổ chân cũng như nâng chân khỏi mặt trường như những tuần trước đó.
- Tập gấp & duỗi khớp gối tần dần, mỗi lần gấp tăng 5 – 10 độ. Thực hiện 20 phút mỗi lần, ngày 2 lần. Nếu như sau khi kết thúc bài tập trên 3 giờ mà vẫn bị đau hoặc sưng nề thì có nghĩa là bạn đã tập quá mức và cần giảm cường độ tập ở lần sau phù hợp hơn.
- Tập đi bằng nạng hoặc là khung tập mà không tì sức nặng lên bên chân bị tổn thương.
Tháng thứ hai (tuần thứ 5 đến 8)
Mục tiêu là tăng tầm vận động khớp gối lên có thể gập được 90 độ; Tập đi bằng nạng mà không tì lên chân bị tổn thương.
Các biện pháp trị liệu:
- Áp dụng nhiệt nóng để chườm lên vùng đầu gối bị tổn thương như những tuần trước đó.
- Tập gấp & duỗi khớp cổ chân co cơ tĩnh và nâng chân lên khỏi mặt giường giống như trước.
- Tập gấp & duỗi khớp gối tăng dần mức đọ lneen 5 – 10 độ, ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút.
- Tập đi bằng nạng hoặc là khung tập đi mà không tì lên chân bị tổn thương.
Giai đoạn 2 Phục hồi vận động xương chày
Đây là giai đoạn được phép tao chịu sức nặng ở bên chân bị tổn thương
Tháng thứ ba (tuần thứ 9 - 12)
Mục tiêu là tăng tầm vận động của khớp gối lên 110 độ khi gập; Chân bị tổn thương có thể chịu được sức nặng của 25% ơ thể.
Các biện pháp trị liệu:
- Tiếp tục sử dụng nhiệt nóng cho phần đầu gối.
- Tập gấp & duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh, nâng chân lên khỏi mặt giường.
- Tập gấp & duỗi khớp gối chủ động tăng dân để đạt tầm vận động ít nhất 110 độ.
- Tập đi bằng nạng hoặc sử dụng khung tập đi có hệ thống tì chân ổn định giúp tăng dần sức nặng ở bên chân bị tổn thương tưng ứng với 25% trọng lượng cơ thể.
Tháng thứ 4 đến tháng thứ 6
Mục tiêu là tăng tầm vận động khớp gối đạt 140 độ khi gập; Tăng dần sức chịu đựng của chân bị tổn thương lên 100% trọng lượng cơ thể.
Các biện pháp trị liệu:
- Tiếp tục sử dụng nhiệt trị liệu như những tuần trước.
- Tập gấp & duỗi cổ chân, co cơ tĩnh và thực hiện nâng chân lên khỏi mặt giường.
- Tập gấp & duỗi khớp thụ động và chủ động, tăng dần biên độ để có thể đạt tới tầm vận động bình thường.
- Tập đi với nạng hoặc sử dụng khung tập đi và dần tăng sức nặng lên chân bị tổn thương với 100% sức nặng cơ thể.
Từ tháng thứ 7 trở đi
Mục tiêu là tập dáng đi lại bình thường như thời điểm trước khi chấn thương; Tập hòa nhập, bao gồm tực thực hiện mọi hoạt động trong sinh hoạt thường ngày và trở lại với công việc bình thường.
Các biện pháp trị liệu:
- Tập đi đứng bình thường không sử dụng nạng.
- Tập lên xuống cầu thang và di chuyển trên các địa hình phức tạp.
- Tập tự phục vụ và trở lại với công việc thường nhật.
- Tập đi bộ nhanh hoặc chạy bộ ở mức độ nhẹ nhàng.
Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ về Tập luyện phục hồi chức năng vỡ mâm chày. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu hơn về chấn thương này cũng như các biện pháp trị liệu giúp lấy lại khả năng vận động. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng, hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn và cung cấp dụng cụ chính hãng nhé!
Xem thêm: Dung cụ tập vật lý trị liệu