Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Làm thế nào để phục hồi chức năng cho cổ hiệu quả

23/02/2024 10:13

Cột sống của chúng ta được chia thành 3 phần, gồm: Cột sống cổ, lưng ngực và thắt lưng. Trong đó cổ và lưng linh hoạt, lại rất chịu sức năng của đầu và thân, do đó cũng thường gặp chấn thương hơn. Các tổn thương ở cột sống thường khá nguy hiểm, bởi đây là bộ phận có nhiều dây thần kinh, sống. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây những biến chứng nguy hiểm, khiến tê bì, đau nhức, mất cảm giác, thậm chí là yếu cơ, liệt chi.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Làm thế nào để phục hồi chức năng cho cổ hiệu quả. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về các đốt sống cổ, một số bệnh lý thường gắp và sử dụng máy tập để lấy lại khả năng vận động nhé.

Chức năng của đốt sống cổ

Cổ gồm có 7 đốt sống, được ngăn cách bởi các đĩa đệm. Các đốt sống cổ được gọi tên từ C1 - C7. Mỗi đốt sống có 1 lỗ lớn để tủy sống đi qua. Xung quanh đốt sống là các tổ chức mềm khác và dây thần kinh.

chuc-nang-dot-song-co

Các đốt sống cổ có chức năng cụ thể như:

- Bảo vệ tủy sống: Tín hiệu được truyền từ não xuống phần dưới cơ thể và ngược lại thông qua tủy sống. Nếu không được bảo vệ và tổn thương thì có thể gây ra các vấn đề như: Ảnh hưởng tới chức năng hô hấp, suy giảm vận động, liệt chi, hệ tim mạch cũng có thể bị ảnh hưởng, thậm chí gây tử vong.

- Nâng đỡ vùng đầu và giúp chuyển đầu: Không chỉ hỗ trợ đầu mà cổ còn xoay linh hoạt, mở rộng phạm vi chuyển động của đầu.

- Giúp máu lưu thông lên não: Các lỗ liên hiệp trong cột sống tạo thành lối đi cho động mạch đưa msu lên não. Bảo vệ hệ thống mạch máu và thần kinh. Nếu như cổ bị tổn thương, các dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu lên não gây đau và tê mỏi ở vùng cổ - vai - gáy. Các triệu chứng có thể lan xuống các chi.

- Hỗ trợ mạch đốt sống: Mạch đốt sống cung cấp máu cho hầu hết phần thùy sau của não. Nếu như bị tổn thương có thể gây thiếu mãu não nghiêm trọng, dẫn tới thiếu oxy và nguy cơ tử vong.

Một số bệnh thường gặp ở vùng cổ

Thoái hóa đốt sống cổ

thoai-hoa-cot-song-co

Đây là tình trạng tổn thương ở đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm, tổ chức hoạt dịch cùng với hệ thống dây chằng tại vùng cổ, đĩa đệm, tổ chức bao hoạt dịch cùng với hệ thống dây chằng ở vùng cổ và gây ra các cơn đau.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ thường có những triệu chứng như: Đau kéo dài, từ vùng cổ lan ra tai, cổ, vai, gáy; Cơn đau có thể lan lên vùng đầu, nhức vùng chẩm, trán, cánh tay; Đau khi chuyển động; Gây chèn ép dây thần kinh.

Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở các đốt C5, C6, C7.

Thoát vị đĩa đệm cổ

thoat-vi-dia-dem-cot-song-co

Bệnh xảy ra khi nhân nhày ở bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài bao xơ. Khối nhân nhày có thể chèn ép đĩa đệm, tủy sống. Bệnh biểu hiện qua từng giai đoạn.

Ở giai đoạn đầu thường xuất hiện cảm giác mỏi ở vùng cổ, nhất là vào buổi sáng. Cơn đau không đầu, gia tăng khi cử động hoặc xoay, cúi, gập. Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi.

Ở giai đoạn phát bệnh, cơn đau tăng mạnh, đau cổ vai gáy lan xuống cánh tay. Người bệnh bị đau cả khi đi ngủ, nghỉ, đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt, yếu cơ, khó cầm nắm, cúi gập.

Gai đốt sống cổ

gai-dot-song-co

Các đốt sống khi bị thoái hóa rất dễ hình thành các gai xương, mọc quanh đãi đệm bị thoái hóa. Một số triệu chứng thường gặp như: Đau ê ẩm vùng cổ, đau vai gáy, nhức mỏi bả vai; Tê, ngứa ran ở vùng da quanh cánh tay và các ngón; Vận động cổ khó khăn, co cứng khi vừa ngủ dậy; Xuất hiện tình trạng đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ.

Hẹp ống sống

hep-ong-song

Đây là tình trạng ống sống quá nhỏ so với tủy sống cũng như các rễ thần kinh, gây ra tình trạng tổn thương cho tủy sống hoặc chèn ép thần kinh.

Các triệu chứng thường gặp gồm: Đau ở cổ, đau ở một hoặc cả 2 bên cánh tay, đau thần kinh tọa; Các cảm giác giống như có dòng điện truyền xuống lưng khi di chuyển phần đầu; Tê ở cánh tay và bàn tay trong khi đang ngủ; Nặng hơn là có thể yếu cơ, bàn tay và cánh tay bị mất khả năng phối hợp, rối loạn chức năng ruột, bàng quang.

Một số thiết bị tập phục hồi chức năng cho cổ

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy tập phục hồi chức năng khác nhau được sử dụng cho mục đích phục hồi chức năng cổ. Phổ biến nhất là giường kéo giãn 3 khúc và thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1.

Giường kéo giãn 3 khúc bằng cơ

giuong-keo-dan-bang-co

Thiết bị có cấu tạo tương tự như một chiếc giường đơn với bộ khung bằng kim loại chắc chắn. Ở trên bề mặt có 3 tấm đệm, các tấm này có thể tách xa nhau để kéo giãn cột sống lưng hoặc cột sống cổ.

Khi sử dụng, người dùng nằm trên giường kéo giãn bằng cơ, các chuyên gia trị liệu hoặc người nhà sẽ hỗ trợ thắt đai vào các bộ phận trên cơ thể như lưng, vai, đầu, chân, sau đó đặt các bánh tại vào phần khung ở cuối giường để kéo giãn các miếng đệm, từ đó kéo giãn cột sống.

Lực tác động có thể tùy chỉnh theo tình trạng của từng đối tượng cụ thể, tuy nhiên, lượng tạ tối đa không quá 1/6 trọng lượng cơ thể của người bệnh.

Giường kéo giãn bằng điện

giuong-keo-dan-bang-dien

Về cơ bản thì giường kéo giãn bằng điện có ngoại hình gần giống với giường cơ. Tuy nhiên, nó sử dụng năng lượng điện để pit - tông thủy lực được đặt ở bên dưới bề mặt giường làm nhiệm vụ gia tăng hoặc rút ngắn khoảng cách giữa các tấm đệm, từ đó làm giãn các đột sống.

Một trong những ưu điểm của giường kéo giãn cột sống bằng điện là có remote, và người dùng có thể tự điều chỉnh để có được lực kéo giãn phù hợp.

Ghế tập phục hồi chức năng 4 trong 1

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz401

Ghế tập phục hồi chức năng 4 trong 1 có cấu tạo gần giống với 1 chiếc ghế tựa thông thường. Phần ghế ngồi, lưng ghế và đặt tay được bọc nêm êm ái. Phần ghế ngồi và khung tập có thể điều chỉnh khoảng cách, chiều cao của khung tập cũng có thể điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của người dùng.

Ghế cung cấp 4 bài tập phục hồi chức năng gồm: Đạp chân, quay tay, kéo ròng rọc và kéo giãn đốt sống cổ. Đối với bài tập cho cổ, người tập ngồi ngay ngắn trên thiết bị, cài đai vào phần đầu và móc dây vào phần khung ở phía trên. Tiếp đó quay ra sau để thêm tạ vào khung ở sau lưng ghế. Lực sẽ giúp kéo phần đầu, làm gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống cổ, tạo điều kiện để đĩa đệm thoát vị trở về vị trí tự nhiên ban đầu.

Hạn chế các tổn thương ở vùng cổ

han-che-ton-thuong-vung-co

Bên cạnh việc hiểu về các vấn đề thường gặp ở vùng cổ cũng như các thiết bị phục hồi chức năng cho bộ phận này thì các bạn cũng cần biết về các biện pháp ngăn ngừa chấn thương, làm chậm sự phát triển của cá rối loạn thoái hóa. Cụ thể:

- Luôn thắt dây an toàn khi lái xe cũng như khi ngồi trong xe.

- Bảo về đầu và cổ bằng cách đội mũ bảo hiểm.

- Điều chỉnh màn hình máy tính hoặc điện thoại ngang với tầm mắt, không được chúi đầu ra trước.

- Khi ngủ cần sử dụng gối mềm và có độ cao vừa phải.

- Thường xuyên tập các động tác kéo giãn cổ định kỳ.

- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

- Khi có bất cứ triệu chứng nào của các bệnh lý vùng cổ thì nên nhan chóng tới bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như mức độ cụ thể, được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Làm thế nào để phục hồi chức năng cho cổ hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị dụng cụ phục hồi chức năng thì các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

 

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...