Giày chạy bộ là phụ kiện không thể thiếu của những runner, cho dù là tập luyện ngoài trời hay sử dụng máy tập chạy tại nhà, chạy ở mức độ trung bình hay tăng tốc tối đa, đường bằng hay đường dốc. Nhưng tới một thời điểm nào đó đôi giày sẽ cần được thay mới. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất cũng như an toàn cho đôi chân, phòng ngừa các chấn thương không đáng có.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Bao lâu thì cần thay giày chạy bộ một lần? Qua đó hiểu hơn về giày chạy bộ, các dấu hiệu cho thấy đã đến thời điểm thay giày mới, cùng với đó là một số mẹo vặt liên quan đến đôi giày nhé.
Thời điểm cần thay giày chạy bộ mới
1. Tại sao phải thay giày chạy bộ ?
Đồ vật cũng như con người, có tuổi thọ nhất định. Xe máy có thể sử dụng trong 20 năm, lốp xe cần thay mới khi đạt 50.000 km, dầu nhớt cần thay sau mỗi 5.000 km hoặc sau 06 tháng.
Sau một thời gian sử dụng giày chạy bộ trở nên cũ và hao mòn dần, phần đế giày sẽ mất dần khả năng hấp thụ sóc và tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp của người chạy.
2. Khi nào cần thay giày chạy bộ mới?
Giày chạy tùy có độ bền hơn hẳn so với các loại giày dép thời trang khác nhưng cũng có tuổi thọ riêng của mình. Số liệu thống kê từ các nhà sản xuất giày thể thao cho thấy một đôi giày chạy bộ chuẩn có thể sử dụng tốt cho 600 – 1000 km.
Làm một phép tính nhỏ, nếu bạn chạy bộ 30 km/tuần (duy trì tuần 5 – 6 buổi tập, mỗi buổi 5 – 6 km) thì thời điểm mà bạn cần phải tìm mua một đôi giày mới là trong khoảng 6 – 9 tháng.
Những yếu tố tác động tới độ bền của giày chạy bộ
Con số trên là dựa trên tính toán cơ học, trong điều kiện tiêu chuẩn. Trên thực tế, độ bền và tuổi thọ của một đôi giày chạy bộ còn được chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Cụ thể:
- Thiết kế giày: Tuy cùng là giày chạy bộ nhưng tùy vào mục đích sử dụng mà có những điểm khác biệt nhất định trong thiết kế. Có những đôi giày sử dụng cho mục đích thi đấu, được làm nhẹ hơn, tối ưu cho khả năng tăng tốc, có khả năng hoàn trả lực tốt hơn giúp gia tăng thành tích trong thi đấu. Nhưng nhược điểm của nó là được cấu tạo từ nhiều thành phần phức tạp, độ bền kém. Ngược lại giày sử dụng trong luyện tập thường có độ bền cao hơn.
- Trọng lượng người chạy bộ: Một đều dễ nhận thấy là người chạy có trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực đặt lên đôi giày càng nhiều, và độ bền càng thấp. Ngoài ra những người chạy chưa chuẩn, tiếp đất nặng nề, có xu hướng kéo le đôi trân trong từng bước chạy cũng là nguyên nhân kéo giảm tuổi thọ của đôi giày.
- Kĩ thuật tiếp đất: Những người chạy ở cường độ cao, tiếp đất bằng mũi bàn chân thường bị mòn vị trí dưới ngón chân cái hoặc mòn đế ngoài. Người tiếp đất ở giữa bàn chân thường bị mòn ở vị trí dưới xương ngón của bàn chân. Trong khi đó những chân chạy đường dài sẽ thường xuyên bị mòn gót dày do thói quen tiếp đất sử dụng gót chân.
- Tần suất sử dụng: Một người chạy bộ kinh nghiệm thường có nhiều hơn 1 đôi giày. Điều này không chỉ là để phù hợp với những cung đường hay điều kiện thời tiết khác nhau, mà sự luân chuyển còn giúp cho giày có thời gian “nghỉ ngơi và phục hồi”.
Sẽ ra sao nếu bạn vừa chạy trong một buổi chiều mưa nhỏ và giày ẩm, vẫn bị trưng dụng vào ngày hôm sau, trong khi nó cần thời gian để được làm sạch? Điều này không chỉ mang lại cho bạn một đôi giày bốc mùi hôi, nấm mốc mà còn giảm độ bền nhanh chóng.
- Điều kiện chạy: Điều này phục thuộc vào sở thích của mỗi người. Nhưng nếu chỉ sử dụng giày trong những ngày đẹp trời, trên những cung đường bằng phẳng thì rõ ràng độ bền và tuổi thọ của đôi giày cũng sẽ tốt hơn so với biệc bạn luôn sẵn sàng “chinh chiến” trong mọi điều kiện thời tiết, đạp chân trên những con dốc, đoạn đường gồ ghề.
- Bảo quản giày: Sau mỗi buổi chạy bạn đều lau chùi, làm khô, vệ sinh giày sạch sẽ và để đúng vị trí quy định thì sẽ tốt hơn là quăng quật bữa bãi, và không có bất cứ sự chăm sóc nào.
Dấu hiệu nhận biết thời điểm thay giày chạy bộ mới
- Kiểm tra đế giữa giày chạy bộ: Đây là bộ phận cần kiểm tra đầu tiên trên giày chạy bộ. Trên bề mặt đế giày chạy thường được tạo các rãnh xẻ để tăng ma sát và hỗ trợ người dùng tăng tốc. Tuy các rãnh và đường gờ nổi bị mòn, thì có nghĩa là bạn đã sử dụng giày trên 500 km, khả năng hỗ trợ của giày đã suy giảm.
Giày chạy bộ chính hãng thường được thiết kế lớp đệm. Tác dụng của nó là hấp thụ lực từ đôi chân, đồng thời giảm tác động từ phản lực của mặt đường lên chân, phòng tránh nguy cơ bị chấn thương. Để kiểm tra bạn có thể sử dụng ngón tay cái để nhấn vào phần đế giữa. Nếu thấy khó khăn, cứng, không cảm nhận được sử đàn hồi thì đó là lúc cần thay giày.
- Kiểm tra đế ngoài giày chạy bộ: Sử dụng ngón tay trỏ của bạn đè lên đế giữa của giày. Tiếp đó dùng ngón cái nhấn lên đề ngoài, di chuyển theo chiều từ đế ngoài và đế giữa. Nếu nhận thấy lực nén tại đế giữa lúc chưa di chuyển ngón cái lớn hơn so với lúc bắt đầu di chuyển thì có nghĩa là giày đã mất đi sự dẻo dao và linh hoạt cần thiết. Đây là thời điểm bạn cần một đôi giày chạy mới.
- Thân trên giày chạy bộ bị giãn, sờn, rách: Bạn quan sát toàn bộ phần thân trên xem có vết rách không, có bị bong keo hay bị bục chỉ không, có chỗ nào bị giãn quá mức không. Nếu có thì chúng ta nên thay giày, không nên kéo lê một đôi giày đã sờn rách, nó không chỉ thiếu an toàn mà còn rất thiếu thẩm mĩ.
- Gót giày chạy bộ bị sờn: Giày chạy bộ cũ thường bị sờn gót chân bên trong và khiến cho phần mắt cá chân lộ ra, thậm chí gót chân cũng bị nhấc ra ngoài. Bạn có thể thử khắc phục bằng cách buộc lại dây giày. Nhưng nếu hiện tượng trên không được khắc phục thì bạn nên thay giày vì nó không đảo bảo cho việc thực hiện đúng các kĩ thuật chạy.
- Xuất hiện tình trạng đau nhức: Một dấu hiện khác không đến từ đôi giày mà đến từ chính cơ thể bạn, cụ thể là đôi chân. Khi mang giày và chạy nếu xuất hiện những cơn đau nhức mà trước đây bạn không có, đặc biệt là tại bàn chân, cẳng chân, mua bàn chân thì điều đó có nghĩa là đôi giày của bạn đã “hết đát”. Đây là thời điểm thích hợp để thay giày chạy bộ mới trước khi các chấn thương xảy đến.
Tất nhiên nếu tình trạng đau xuất hiện trên một đôi giày bạn mới mua thì đó có thể là bạn chọn giày chưa đúng, hoặc chưa quen. Nếu sau 1 – 2 buổi tập mà không có sự cải thiện thì bạn nên trao đổi thêm với các chuyên gia chạy bộ, nhân viên tư vấn của cửa hàng giày để tìm một đôi giày khác phù hợp hơn.
Mẹo bảo quản và sử dụng giày chạy bộ đúng cách
Cho đến một ngày nào đó, cuối cùng thì đôi giày chạy của bạn cũng sẽ không thể sử dụng. Nhưng việc sử dụng và bảo quản đúng cách sẽ giúp bạn sử dụng được lâu hơn, hiệu quả hơn.
- Chỉ mang giày chạy khi tập luyện: Một số người sử dụng giày chạy bộ để tới chỗ làm. Nhưng chúng ta nên có sẵn một đôi giày thể thao khác ở chỗ làm, không nên mang giày chạy cả ngày.
- Để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát: Giày chạy bộ không nên để ở những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, cũng như ẩm ướt hoặc ánh nắng chiếu trực tiếp. Bạn nên có một chiếc tủ giày để đôi giày được ở đúng chỗ.
- Làm sạch giày: Như đã nói ở trên, sau mỗi buổi chạy chúng ta nên tiến hành vệ sinh giày. Không nên để nguyên đôi giày bẩn, lấm lem bùn đất cho buổi chạy sau.
- Tháo giày đúng cách: Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết và thực hiện đúng. Nhiều người tháo giày mà không cởi dây, cứ thể ấn xuống khiến biến dạng phần gót, ảnh hưởng đến độ ôm của giày.
Cách chọn giày chạy bộ đúng chuẩn
Chọn giày chạy bộ đúng sẽ giúp bạn tập luyện hiệu quả. Các tiêu chí để gồm:
- Chọn theo địa hình.
- Chọn theo phong cách chạy của bạn.
- Chọn theo tính năng của giày.
1. Chọn giày chạy bộ theo địa hình
- Giày chạy trên đường nhựa: Sử dụng để chạy trên vỉa hè, địa hình kém bằng phẳng, hoạt động tốt trên các bề mặt cứng. Đặc điểm của dòng giày này là nhẹ và linh hoạt.
- Giày chạy địa hình: Sử dụng trên các bề mặt lồi lõm, nhiều vật cản, ví dụ như chạy bằng rừng. Giày sử dụng các miếng cao su dưới để để tăng độ bám dính cũng như bảo vệ chân tốt hơn.
- Giày sử dụng trong phòng tập: Loại giày chạy này được sử dụng trong các phòng tập thể dục, phòng gym, dùng với máy chạy bộ.
2. Chọn giày chạy bộ theo phong cách
Quan sát một đôi giày chạy cũ bạn có thể hình dung tốt hơn về phong cách chạy của bản thân. Có những người chạy bình thường, nhưng cũng có người có xu hướng lệnh vào trong hoặc lệch ra ngoài.
- Chạy bình thường thì sự mài mòn sẽ ăn vào phần giữa bàn chân và một phần vào gót.
- Những người chạy lệch trong sẽ thấy giày bị mòn ở phía trong má bàn chân. Họ thường hay bị đau ở đầu gối khi chạy nhiều.
- Giày chạy của những người chạy lệch ngoài sẽ bị mòn nhiều ở phần rìa ngoài.
Căn cứ vào dáng chạy bạn nên trao đổi với người bán, nhân viên tư vấn tại cửa hàng để chọn giày có lót đệm, hỗ trợ cân bằng.
3. Chọn giày chạy bộ theo tính năng
- Giày có đệm: Hấp thu phản lực tốt, hỗ trợ tốt cho phần bên ngoài má bàn chân, phù hợp với những người chạy lệch ngoài.
- Giày tăng sự ổn định: Cho những người chạy lệch trong. Giày sử dụng 1 miếng đệm cứng ở lòng bàn chân để tăng cường cho lớp đệm tại phần lõm của bàn chân. Đây là vùng cơ thể bị tác động nhiều đối với những người có xu hướng chạy lật trong.
- Giày kiểm soát chuyển động: Gót giày được gia cố cứng hơn.
- Giày chân trần: Không có sự chênh lệch về độ cao giữa gót và mũi giày. Khuyến khích người dùng tiếp đất bằng lòng hoặc ức bàn chân.
- Giày chạy tối giản: Cấu trúc cực nhẹ, không sử dụng đệm lòng bàn chân, khuyến khích sự chuyển động tự nhiên, tiếp đất bằng lòng bàn chân. Nhận định chung của các runner là giày khá êm ái và linh hoạt.
- Ngoài ra là các loại giày chạy truyền thống, cho chân bình thường độ chênh lệch của gót và mũi giày khoảng 10 – 12 mm, khuyến khích tiếp đất bằng gót chân.
Khi chọn mua giày chạy bộ các bạn cũng cần xem xét kĩ từng bộ phận như mũi – đệm đế - đế - thân – gót… từ chất liệu cho đến công nghệ được áp dụng. Bạn nên chọn giày vừa chân, mũi giày có thể thừa một chút để còn đi tất. Bạn cũng nên chọn lót giày phù hợp để hỗ trợ tốt nhất.
Trên đây là một số chia sẻ của Daiviet Sport về Bao lâu thì cần thay giày chạy bộ một lần? Qua đây các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về giày chạy cũng như môn thể thao chạy bộ.
Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến giày chạy bộ, phương pháp chạy, kĩ thuật chạy, hay có nhu cầu trang bị máy chạy bộ… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể nhé.