Ngay cả trước khi dịch Covid-19 xuất hiện thì nhu cầu tập gym cũng như thể dục thể thao tại nhà ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã là rất lớn. Nhiều người thích ngại đến phòng tập vì không thích ồn ào, chen chúc đông đúc, mùi mồ hôi, chờ đợi tới lượt lên máy tập… Việc tập luyện ngoài trời không phải lúc nào cũng thuận lợi do thời tiết mưa gió bất thường, giao thông khó khăn.
Việc tập luyện tại nhà có nhiều ưu điểm như: Có thể chủ động tập luyện bất cứ khi nào có thời gian rảnh; Chi phí một lần nhưng sử dụng lâu dài nhiều năm về sau; Có thể sử dụng cho cả gia đình… Đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp suốt 2 năm qua cũng như vẫn đang tiếp tục, các phòng gym đóng cửa, việc ra ngoài cần hạn chế, giãn cách xã hội… thì nhu cầu tập luyện tại nhà để tăng cường sức khỏe, khả năng đề kháng càng trở nên cấp thiết hơn.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần biết về Cách xây dựng phòng gym trong nhà mùa dịch nhé.
Lợi ích khi bạn sở hữu 1 phòng gym tại nhà
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích khi sở hữu một phòng gym tại gia nhé.
1. Tiết kiệm thời gian
Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian di chuyển đến phòng tập. Điều này càng có ý nghĩa hơn nếu bạn sinh sống ở các thành phố lớn, nơi có mật độ giao thông đông đúc, thường xuyên bị tắc vào giờ cao điểm.
Nhân khoảng thời gian này với 1 tuần, 1 tháng, hay 1 năm, quỹ thời gian của bạn sẽ dư ra kha khá, có thể dùng nghỉ ngơi hay các hoạt động có ích khá. Và điều quan trọng nhất là không bị tâm trạng tiêu cực khi chôn chân giữa đường và được “khuyến mại” thêm khói bụi, mùi xăng xe, tiếng ồn.
2. Chủ động tập luyện
Phòng tập có giờ mở cửa, đóng cửa, vào những giờ thấp điểm thì thường được trung dụng để cho thuê các dịch vụ khác như: Aerobic, yoga… Nên khung giờ phổ biến mà người tập có thể đến thường là 5 – 9h sáng, và 3 – 9h tối. Với phòng tập tại nhà bạn có thể tập vào bất cứ khi nào có thời gian.
Bạn cũng không phải chờ đợi ai để đến luyện tập. Bởi trong phòng gym tuy nhiều máy nhưng cũng đông người sử dụng. Những loại máy phổ biến, sử dụng thường xuyên như máy chạy, xe đạp, máy rung… nhiều khi phải xếp hàng để chờ đến lượt. Đơn cử như máy chạy bộ thường cũng chỉ có 3 – 5 máy, mà ai cũng muốn sử dụng thì rõ ràng là phải xếp hàng.
Với phòng tập tại nhà, 3 – 4 máy tập, dư sức cho các thành viên trong gia đình thoải mái sử dụng. Thậm chí cả nhà cùng tập sẽ giúp tạo ra sự hứng khởi, cùng nhau xây dựng thói quen tốt.
3. Tiết kiệm chi phí
Phi phí cho phòng gym trong nhà đòi hỏi một khoản chi tương đối lớn ban đầu. Nhưng tính kĩ thì chỉ tương đương với vài năm mua phí hội viên của các trung tâm. Trong khi có thể sử dụng trong 15 – 20 năm và các thành viên trong gia đình đều được sử dụng, nên thực chất là tiết kiệm hơn rất nhiều.
Chưa kể sự tiết giảm chi phí cho y tế về lâu dài khi sức khỏe và khả năng đề kháng được tăng cường, hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh lý; Điển hình là các bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp, cơ – xương – khớp…
Thiết kế phòng tập gym tại nhà
Để có thể xây dựng được một phòng ym tại nhà chúng ta cần chuẩn bị về không gian, ngân sách, thiết bị tập luyện và một số phụ kiện để có thể tập luyện tốt nhất, cho hiệu quả cao.
1. Không gian phòng tập
Trước tiên bạn cần một không gian đủ rộng, khoảng 20 mét vuông, để có thể đặt vừa 2 – 4 máy tập. Sẽ rất lý tưởng nếu ngay từ khi xây nhà bạn thiết kế sẵn 1 phòng, hoặc trong nhà có dư 1 phòng chỉ cần cải tạo lại một chút. Bạn cũng có thể trưng dụng tầng hầm hoặc sân thượng. Tuy nhiên, đối với tầng hầm thì cần phải có hệ thống thông gió tốt để không ảnh hưởng đến hô hấp khi tập luyện. Đối với sân thượng thì cần có mái tôn và đảm bảo ánh nắng không chiếu vào máy, mưa cũng không hắt vào, khiến ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của máy tập.
Điểm thú vị của phòng gym tại nhà là bạn có thể thiết kế nó phù hợp với phong cách của ngôi nhà, phù hợp với tính cách của bạn, tạo ra nó theo cách mà bạn muốn. Để mỗi khi bước vào phòng tập bạn cảm nhận được ham muốn luyện tập, thúc đẩy thành công.
2. Tính toán ngân sách
Sẽ rất thoải mái nếu khi xây dựng phòng gym trong nhà mà “tiền lưng đã sẵn”, tất nhiên “việc gì chẳng xong”. Vấn đề là vào mùa dịch, khi thu nhập của hầu hết mọi người đều bị giảm sút, chúng ta phải “liệu cơm gắp mắm”. Thậm chí tiền nong dồi dào thì vẫn nên tính toán để chi phí tối ưu trong khi đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng.
Bạn sẽ cần tính khoản chi phí sẵn sàng chi cho phòng tập và dùng khoảng 70 – 80% để chi cho máy móc, thiết bị, số còn lại là để dùng cho cải tạo mặt bằng, trang trí. Trường hợp phòng được sử dụng để làm phòng tập phát sinh chi phí cải tạo lớn do bị ngấm nước, ẩm thấp… thì chúng ta cũng cần phải cân đối chi phí phù hợp.
Về máy móc thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại. Tập gym cũng có nhiều hình thức. Nếu bạn chủ yếu tập cardio thì nên trang bị máy chạy bộ, xe đạp tập, máy tập leo cầu thang, máy tập chèo thuyền… Nếu chủ yếu tập thể hình thì ưu tiên cho ghế tạ, giàn tạ khối, giàn tạ nằm, tạ tay…
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tập chuyên sâu cho một nhóm cơ hay bộ phận nào đó thì có thể chọn mua loại máy hỗ trợ cho bộ phận, nhóm cơ đó. Ví dụ, bạn tập cơ bắp chân thì nên có máy nhóm bắp chuối, tập mông thì nên có máy tập squat, tập eo thì nên trang bị thêm ghế cong tập bụng.
Nhìn chung, việc xây dựng phòng gym tại nhà không nhất định phải quá tốn kém. Bạn nên dựa trên kinh phí của gia đình, nhu cầu tập luyện của bản thân cũng như các thành viên để tính toán phù hợp.
Thiết bị cho phòng gym tại nhà
Dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một số máy tập gym tại nhà phù hợp.
1. Máy chạy bộ
Máy chạy bộ là một trong những máy tập cơ bản nhất tại phòng gym cũng như trong gia đình. Máy chạy có nhiều loại: Máy cơ, máy điện, đơn năng, đa năng, nâng dốc tự động, thay đổi độ dốc thủ công, máy gia đình, chuyên dụng cho phòng gym.
Máy chạy bộ được chia là 3 phân khúc: máy chạy bộ giá rẻ dưới 10 triệu, máy chạy bộ tầm trung 10 – 15 triệu, máy chạy bộ cao cấp 15 – 20 triệu, máy chạy bộ chuyên dụng cho phòng gym thường trên 20 triệu.
Các bạn nên chọn máy chạy bộ tầm trung vì mức giá phù hợp với khả năng tài chính. Máy ở phân khúc này là máy chạy bộ điện đa năng sỡ hữu đầy đủ tính năng của máy chạy hiện đại như: Vùng chạy rộng rãi, đầy đủ các tính năng an toàn, động cơ khỏe, cho phép tập đi bộ - chạy bộ từ 1 – 16 km/h, độ dốc tự động thay đổi 0 – 15%. Nói chung là đáp ứng được nhu cầu tập từ đi bộ, chạy bộ, chạy đường dài, chạy nước rút, chạy leo dốc.
Máy chạy bộ đa năng còn được trang bị khung tập bụng và đầu rung massage để hỗ trợ bài tập gập bụng, mát xa với đai rung cho các bộ phận sau khi tập luyện để thư giãn, phục hồi các cơ.
Trường hợp bạn muốn tập nặng hơn, cường độ cao, thì có thể trang bị máy chạy bộ cao cấp, hoặc máy chạy sử dụng trong phòng tập.
2. Giàn tạ đa năng
Giàn tạ có rất nhiều loại. Có thể nói trên cơ thể có bao nhiêu nhóm cơ thì có bấy nhiều loại máy tập tạ để hỗ trợ tập cho nhóm cơ đó.
Đối với phòng gym tại nhà bạn nên sử dụng giàn tạ đa năng chứ không nên trang bị giàn chuyên dụng cho phòng tập. Bởi giàn sử dụng trong phòng gym thường chỉ hỗ trợ cho một nhóm cơ cụ thể, kích thước lại rất lớn. Trong khi đó giàn đa năng phù hợp với sử dụng trong gia đình; Một thiết bị có thể hỗ trợ hàng chục bài tập khác nhau, cho các nhóm cơ khác nhau.
Cơ bản giàn tạ đa năng gồm có 2 loại là giàn tạ đứng (hay còn gọi là giàn tạ khối) và giàn tạ nằm. Giàn tạ khối có mức giá 10 – 20 triệu, được thiết kế kèm với khoảng 70 kg tạ. Giàn hỗ trợ các bài tập ngồi đẩy ngực, ép ngực, đứng kéo cáp, tập xô, đá chân, tập tay.
Giàn tạ nằm có mức giá 5 – 7 triệu, chưa bao gồm đòn và bánh tại. Người dùng có thể mua thêm đòn và bánh tạ tùy theo khả năng.
Giàn tạ sử dụng trong gia đình thường được tích hợp với khung tập đa năng để hỗ trợ các bài tập xà đơn, xà kép, hít đất, ke bụng, boxing…
3. Xe đạp tập
Xe đạp tập thể dục có nhiều loại, từ chỉ tập chân đến tập tay chân liên hoàn, xe đạp lắc tay để tập toàn thân. Giá của xe đạp dao động từ 2.5 – 7 triệu.
Nhìn chung các xe đạp hỗ trợ tập chủ yếu cho phần chân, tác động vào cơ cơ bắp chân, cơ đùi và cơ mông, tới các khớp cổ chân, khớp gối và khớp đùi, giúp phát triển cơ bắp, các khớp linh hoạt hơn.
Xe đạp được trang bị bánh đà, núm kháng lực để người dùng điều chỉnh và thay đổi độ khó của các bài tập, đốt nhiều calo hơn, giảm mỡ và tăng cường sức khỏe hiệu quả.
4. Ghế massage toàn thân
Trước đây các phòng tập thường trang bị máy rung đai, máy rung đứng để hội viên có thể mát xa thư giãn sau khi tập thể lực, tập sức bền. Tuy nhiên, ngày nay để tăng cường khả năng cạnh tranh, các phòng tập cao cấp có xu hướng sử dụng ghế massage toàn thân nhiều hơn, do khả năng thư giãn và trị liệu mà thiết bị này mang lại.
Ghế massage toàn thân có thể thực hiện xoa bóp bấm huyệt từ lòng bàn chân cho tới đỉnh đầu. Ngoài ra còn được trang bị motor rung để tạo rung chấn tuần hoàn, tích hợp cảm biến thông minh quét cơ thể, hệ thống nhiệt nóng hồng ngoại kết hợp nhiệt nóng với xoa bóp của con lăn, túi khí để gia tăng khả năng trị liệu.
Giá ghế massage giá rẻ từ 20 – 30 triệu, tầm trung 30 – 80 triệu, cao cấp từ 80 đến trên 100 triệu. Một ghế massage phổ thông trong khoảng giá 40 – 50 triệu là phù hợp để sử dụng trong gia đình.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Cách xây dựng phòng gym trong nhà mùa dịch. Khi xây phòng tập tại nhà, cơ bản chỉ cần có 1 máy chạy bộ và 1 giàn tạ đa năng là đủ để tập cả sức bền, tập cả thể hình, tổng kinh phí chỉ từ 20 – 30 triệu. Nếu điều kiện cho phép các bạn có thể trang bị thêm xe đạp tập, ghế massage toàn thân, hay bất cứ thiết bị nào yêu thích để tập luyện hiệu quả.
Nếu các bạn có nhu cầu lắp đặt phòng gym tại nhà, hay có nhu cầu mua thiết bị thể thao, hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.