Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho bé tại nhà

30/03/2023 10:11

Những năm đầu đời của trẻ sơ sinh có vai trò vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi này bé dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới sức khỏe, như phát triển không tốt về chiều cao, cân nặng, trí tuệ, ngôn ngữ… Hoặc xuất hiện các dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền. Nếu chịu khó theo dõi và phát hiện sớm những vấn đề kể trên và can thiệp kịp thời thì khả năng hồi phục là rất cao. Do đó, tập vật lý trị liệu cho trẻ là một phương pháp rất quan trọng.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ mang đến cho các bạn một số Hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho bé tại nhà, giúp chăm sóc bé tốt hơn.

Những tình trạng thường gặp ở trẻ cần vật lý trị liệu

khi-nao-can-vat-ly-tri-lieu-cho-tre

- Trẻ bị bại não: Bại não là một hội chứng mà nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định. Bệnh tác động tới hệ thống điều khiển và gây ra tình trạng chậm phát triển về vận động, cũng như phản xạ thần kinh, thay đổi trương lực cơ… tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Các vấn đề khác thường gặp trong chứng bại não gồm co cứng (thường gặp nhất, chiếm khoảng 70% trường hợp), rối loạn vận động. Bại não có thể xuất hiện trước hoặc sau khi sinh.

- Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ: Là một hội chứng gây ra sự khiếm khuyết về phát triển trí não. Nó khó phát hiện ở giai đoạn sơ sinh bởi các khả năng nghe, nói của trẻ chưa phát triển, mà tới khoảng gần 2 năm tuổi mới nhận thấy rõ ràng. Trẻ mắc bệnh vẫn có thể hoạt động, học hỏi các kỹ năng mới nhưng cần thời gian lâu hơn trẻ bình thường. Bên cạnh đó những tình huống đơn giản, hay kích động bình thường cũng có thể khiến cho trẻ bị mất kiểm soát.

khi-nao-can-vat-ly-tri-lieu-cho-tre-2

- Trật khớp háng bẩm sinh: Đây là tình trạng đầu chỏm xương đùi không được khớp chính xác với ổ xương chậu mà bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên khớp háng. Tình trạng này dễ phát hiện khi trẻ còn nhỏ và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Hầu hết các trường hợp có thể chuyển biến tích cực khi được phát hiện và áp dụng vật lý trị liệu đúng cách mà không cần phải can thiệp ngoại khoa.

- Chân bị vòng kiềng: Là tình trạng chân không thể đứng thẳng, đầu gối nghiêng ra ngoài và tạo thành khoảng cách giữa 2 chân tương tự như hình chữ O. Hội chứng này không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới dáng đi đứng lâu dài về sau.

- Vẹo cổ bẩm sinh do xơ hóa cơ ức đòn chũm: Đây là hiện tượng bào thai bị sai tư thế khi vẫn còn trong bụng mẹ, hoặc bị tai biến trong lúc sinh khiến cơ ức đòn chũm bị xơ hóa một phần và dẫn tới vẹo cột sống. Hậu quả là trẻ bị hạn chế tầm vận động của cột sống, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động.

Một số bài tập vật lý trị liệu cho bé tại nhà

Để điều trị cho trẻ bị mắc một trong các vấn đề kể trên cần có sự phối hợp từ nhiều chuyên nghành khác nhau. Bên cạnh đó sự phối hợp tích cực của gia đình là vô cùng quan trọng. Bởi việc kiên trì tập luyện hàng ngày sẽ có tác động rất lớn, giúp trẻ phục hồi nhanh; Không chỉ trong mà còn sau quá trình điều trị, khiến bệnh không tái phát.

Các bài tập vật lý trị liệu cho bé dưới đây nhìn chung khá đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng và thực hiện bất cứ khi nào bố mẹ có thời gian rảnh.

Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bị bại não

vat-ly-tri-lieu-cho-tre-bai-nao

Bài tập nâng đầu bằng tay

Có tác dụng làm khỏe các cơ duỗi ở vùng cổ và cơ thân mình.

Cách thực hiện: Bố mẹ để trẻ nằm sấp trên đệm cứng rồi kê 1 chiếc gối mềm, mỏng ở dưới ngực. Ngồi bên cạnh trẻ, dùng 1 tay cố định mông, tay kia dùng lực của ngón tay để day ấn vừa đủ lên các cơ cạnh cột sống bắt đầu từ cổ cho xuống tới thắt lưng. Thực hiện động tác nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 20 phút.

Bài tập điều chỉnh đầu về vị trí trung tâm

Có tác dụng giúp cho phần đầu của trẻ trở về vị trí bình thường thay vì ưỡn ra sau.

Cách thực hiện: Bố mẹ để trẻ nằm ngửa còn mình ngồi đối diện ở dưới chân của bé. Sử dụng tay nâng đỡ phần chẩm rồi nâng đầu lên, tỳ tay kia lên người trẻ để tránh không nâng phần vai lên cùng lúc. Thực hiện 20 phút và vài lần trong ngày.

Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm

vat-ly-tri-lieu-tre-xo-hoa-co-uc-don-chum

Xoa bóp vùng cơ ức đòn chũm

Bố mẹ để trẻ nằm thoải mái ở trên giường, dùng một tay cố định vai, tay kia lấy ngón tay để xoa bóp hoặc day nhẹ nhàng khối cơ ức đòn chũm. Cần chú ý tập trung vào day nhiều ở những vị trí có khối cơ bị xơ hóa để làm tan dần các khối xơ này. Các bạn thực hiện mỗi lần 5 phút, làm mỗi ngày vài lần để tăng hiệu quả.

Kéo giãn cơ ức đòn chũm

Bố mẹ đặt trẻ trong tư thế nằm ngửa, 1 tay cố định vai còn tay kia thì đặt lên đầu trẻ ở cùng bên rồi từ từ kéo giãn một cách nhẹ nhàng đầu và vai trẻ về hai phía ngược nhau để làm giãn cơ. Giữ động tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng, thực hiện lại vài lần.

Xoay đầu trẻ

Bố mẹ để trẻ ở tư thế nằm ngửa rồi cố định bên vai không bị bệnh, tay kia đặt vào đầu của trẻ và từ từ thực hiện động tác xoay qua bên kia. Giữ tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng, thực hiện vài lần. Bài tập này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.

Vật lý trị liệu cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

vat-ly-tri-lieu-tre-cham-phat-trien

Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cần nhiều hình thức tập đa dạng. Mục đích là tăng phản xạ thần kinh não bộ với các kích thích và tình huống để giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy và thực hiện lại những việc đã được hướng dẫn. Cần đi theo lộ trình từ đơn giản tới phức tạp hơn, khi trẻ có tiến bộ mới đưa ra những bài tập khó hơn.

Vật lý trị liệu cho trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh

Đầu tiên cần điều trị để khớp háng được ổn định, sau đó mới bắt đầu tập luyện cho gân cơ khớp háng được dẻo dai, tránh tình trạng bệnh tái phát.

vat-ly-tri-lieu-tre-trat-khop-hang

Động tác dạng háng

Bố mẹ đặt trẻ trong tư thế nằm ngửa thoải mái, dùng 1 tay giữ khớp háng của trẻ còn tay kia cầm vào bên cẳng chân bị bệnh. Từ từ xoay tròn tay ra ngoài tới khi hết tầm vận động khớp háng trong vài vòng. Bài tập này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

Động tác xoay trong háng

Các bạn cũng thực hiện tương tự như bài tập kể trên nhưng xoay theo hướng từ ngoài vào trong.

Bài tập cho chân vòng kiềng

vat-ly-tri-lieu-tre-chan-vong-kieng

Động tác nằm đạp xe

Bài tập này có tác dụng giúp cho gân cơ ở vùng chân của trẻ được kéo giãn và hỗ trợ kéo nắn chân thẳng hơn.

Cách thực hiện: Bố mẹ để trẻ nằm ngửa ở trên giường, dùng 2 tay nắm lấy đầu gối cho trẻ, từ từ đẩy gối một bên chân về phía ngực trong khi tay còn lại thực hiện duỗi thẳng chân ra. Đổi bên liên tục giống như đang giúp trẻ đạp xe.

Động tác co duỗi chân

Động tác này giúp phát triển xương chậu, thư giãn cho các gân ở vùng đùi.

Cách thực hiện: Các bạn để con trẻ nằm ngửa ở trên giường, người thực hiện sử dụng 2 tay để nắm giữ lấy 2 bên bắp chân của trẻ. Tiếp đó đẩy ngược chân về phía bụng rồi ấn nhẹ để thả lỏng và duỗi chân ra, lặp lại bài tập nhiều lần trong ngày.

Trên đây là một số Hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho bé tại nhà từ Daiviet Sport. Các bài tập tuy đơn giản nhưng có tác dụng to lớn, vì thế các bạn hãy áp dụng thường xuyên để giúp trẻ phục hồi các khiếm khuyết, có được sức khỏe tốt hơn nhé!

Tags: Máy vật lý trị liệu

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...