Người bệnh tim thường có thể chất yếu, cần được cải thiện, trong đó thể dục là hoạt động rất cần thiết. Nhưng nếu tập luyện quá sức thì có thể để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc lựa chọn môn thể thao cũng như bài tập phù hợp là rất quan trọng.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Lịch tập gym dành cho người bị bệnh tim, qua đó hiểu hơn các bệnh lý tim mạch cũng như hình thức tập luyện để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hạn chế rủi ro nhé.
Những điều cần biết về người bị bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch được hiểu là các tình trạng bệnh lý có liên quan đến cấu trúc và hoạt động của trái tim, cũng như các mạch máu khiến suy giảm khả năng làm việc của tim.
Các bệnh phổ biến gồm: Bệnh lý mạch máu, bệnh lý van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim nhiễm khuẩn.
Triệu chứng bệnh tim:
- Đau ngực: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch với các cơn đau tức, như đá đề lên ngực, xuất hiện khi người bệnh phải gắng sức, đôi khi còn kèm với đau lan ra cánh tay trái, cổ, hàm.
- Khó thở: Người bệnh khó thở khi gắng sức, nặng hơn là khó thở ngay cả khi nằm nghỉ; Đôi khi đang ngủ thì thức giấc đột ngột rồi thở hổn hển, thuật ngữ chuyên môn gọi là chứng “khó thở kịch phát về đêm”.
- Đánh trống ngực: tim đập nhanh, hụt nhịp, đây là những triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim.
Vai trò thể dục thể thao với người bệnh tim
Hoạt động thể dục thể thao tác động tích cực và giảm các nguy cơ chính khiến bệnh tim trở nặng là:
Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, lười vận động. Nó không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, tính linh hoạt mà còn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành.
Vận động thường xuyên giúp giảm huyết áp động mạch, giảm cholesterol xấu trong máu, đồng thời tăng cường các cholesterol xấu, nhờ đó giảm diễn tiến của xơ vữa động mạch.
Thể dục thể thao còn tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, vận chuyển oxy tới các cơ và mô của cơ thể, do đó tăng cường khả năng đáp ứng của cơ thể khi cần sử dụng sức lực. Điều này rất quan trọng với người bệnh tim, suy tim vì những người này vốn đã bị giảm khả năng gắng sức. Bên cạnh đó, trái tim khi được tập luyện thường xuyên sẽ đập chậm hơn khi phải vận động mạnh.
Trái ngược với quan niệm sai lầm là: Người bệnh tim thì nên nghỉ ngơi tuyệt đối, ngược lại khi vận động sẽ giúp người bệnh có tâm lý vui vẻ hơn, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt cũng được cải thiện. Các triệu chứng của bệnh cũng ít và nhẹ hơn. Quá trình vận động cũng đóng góp không nhỏ và quá trình hồi phục chức năng cho bệnh nhân.
Người bị bệnh tim có nên tập gym?
Khi nói tới tập gym nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay tới các bài tập nặng với giàn tạ, máy tập tạ, khung gánh tạ… Trên thực tế giúp có nhiều phương pháp tập luyện khác nhau. Nếu như tập thể hình (body buiding) bao gồm những bài tập nặng, hướng tới việc xây dựng cơ thể cường tráng thì tập cardio thiên về cải thiện sức bền, các bài tập hướng tới một cơ thể cân đối, dẻo dai và linh hoạt hơn.
Người bệnh tim không phù hợp với body buiding, không đáp ứng được các bài tập nặng do trong khi thực hiện huyết áp có thể tăng đột ngột, tạo áp lực cho tim, gây nguy hiểm, nhất là người huyết áp cao, bệnh mạch vành, tim bẩm sinh. Tuy nhiên, các bài tập cardio như đi bộ, chạy bộ, đạp xe ở mức độ nhẹ nhàng và trung bình lại rất tốt.
1. Bài tập đi bộ cho người bệnh tim mạch
Đi bộ là bài tập đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện mà không đỏi hỏi kỹ năng đặc biệt hay dụng cụ hỗ trợ nào.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giảm 18% nguy cơ phát triển bệnh mạch vành chỉ với 30 đi bộ mỗi ngày. Đồng thời các rủi ro từ nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm 35% khi bạn xây dựng được thói quen đi bộ 180 phút mỗi tuần. Để đi bộ thì chúng ta có thể kết hợp với công việc và sinh hoạt hàng ngày như đi chợ, tới công sở (nếu gần).
Để rèn luyện cho tim mạch chúng ta có thể đi bộ nhanh hơn bình thường một chút để tim đập nhanh hơn, tới khi thấy ra mồ hôi và hơi thở gấp là được. Sau đó bạn có thể đi bộ chậm dần lại. Hoạt động đi bộ có thể chia ra làm nhiền lần mỗi ngày sao cho tổng thời gian vào khoảng 30 – 60 phút.
2. Bài tập chạy bộ cho người bệnh tim mạch
Cũng như đi bộ, bài tập chạy bộ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Người bệnh có thể bắt đầu với tốc độ chậm và quãng đường ngắn, khi mệt thì chạy chậm lại hoặc dừng nghỉ một lúc.
Điều quan trọng là duy trì hoạt động tập luyện thường xuyên và kéo dài quãng đường từng chút một theo thời gian. Cần tránh những nơi không khí ô nhiễm, vì việc hít vào những chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ cũng như mức độ trầm trọng của bệnh.
3. Bài tập đạp xe cho người bệnh tim mạch
Bài tập đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể: Gia tăng sức bền của tim, nâng cao chất lượng trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn, tăng cường độ dẻo dai cho các cơ bắp.
Các bạn có thể đạp nhẹ nhẹ nhàng, chọn những cung đường đẹp, ven sông, hồ, ít phương tiện qua lại cũng như giao thông không đông đúc để luyện tập.
Lịch tập gym cho người bệnh tim
Cho dù là đi bộ, chạy bộ, hay đạp xe thì các bạn cũng nên tham khảo những chỉ dẫn dưới đây để xây dựng lịch tập gym phù hợp cho bản thân:
- Người bệnh tim nên tập luyện 3 – 4 buổi/tuần.
- Bắt đầu với quãng đường ngắn, tốc độ chậm và tăng dần theo thời gian.
- Khi quen đần thì có thể tăng tốc nhưng cần phải đảm bảo không để bản thân bị quá sức.
- Trước khi bắt đầu tập luyện chính thức thì cần dành ra 15 phút để khởi động giúp cho cơ – xương – khớp được làm quen, hệ hô hấp và tuần hoàn cũng được quen dần, cơ thể được làm nóng.
- Nên giảm dần tốc độ trước khi dừng hẳn. Không nên dừng đột ngột khiến gây áp lực lên tim.
- Người bệnh tim có thể vận động theo phương pháp luyện tập trong vài phút, nghỉ một chút rồi lại tập. Điều quan trọng là duy trì hoạt động thường xuyên và đều đặn, phù hợp với sức khỏe.
- Tổng thời gian tập luyện nên vào khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày.
- Nên dành ra tối thiểu 1 – 2 ngày trong tuần để nghỉ ngơi và giúp cho cơ thể có thời gian phục hồi.
- Ngoài ra việc vận động của người bệnh tim cũng cần phải chú ý đến thời tiết. Khi độ ẩm cao thì cơ thể mau mệt hơn, quá lạnh hoặc quá nóng cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn và gây triệu chứng khó thở, đau ở ngực, khiến cho huyết áp không ổn định, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Ngoài tập riêng đi bộ, chạy bộ, đạp xe… Người bệnh có thể kết hợp tập luyện các hình thức tập luyện này để có được hiệu quả tốt hơn. Trong một buổi tập có thể tập đi bộ ở đầu và cuối buổi tập, chạy bộ hoặc đạp xe ở giữa. Hoặc cũng có thể tập chia các buổi tập trong tuần để buổi tập xe, buổi chạy bộ, đạp xe… Chúng ta cũng có thể kết hợp Cardio với các môn khác như: Bơi lội, yoga…
Người bệnh tim nên sử dụng máy tập
Đối với những người bệnh tim nặng việc ra ngoài để tập luyện cũng có những rủi ro nhất định. Việc tập tại nhà sẽ an toàn hơn, do ở nhà có người thân – là những người hiểu rõ tình trạng bệnh lý của mình, đã quen với việc sơ cấp cứu, biết nơi để thuốc. Những rủi ro như thời tiết khắc nghiệt, khói bụi, giao thông đông đúc cũng được loại trừ.
Ngày nay việc tập luyện thể thao tại gia rất đơn giản và hiệu quả do sự góp mặt của những máy tập thể dục như: Giàn tạ đa năng, máy chạy bộ gia đình, xe đạp tập thể dục.
1. Máy chạy bộ với người bệnh tim mạch
Máy chạy bộ phổ biến nhất hiện nay là máy chạy bộ điện đa năng. Máy cung cấp các bài tập đi bộ, chạy bộ từ 1 – 16 km/h, độ dốc có thể thay đổi hoàn toàn tự động. Trên máy được lập trình nhiều bài tập tự động cùng với nhiều bài tập thủ công do người dùng tự thiết lập.
Sử dụng máy chạy bộ tại nhà rất an toàn do được trang bị thảm chạy vân kim cương chống trượt; Đệm cao su giảm chân giảm tác động từ phản lực lên chân; Khóa từ tự ngắt mạch điện khi người dùng không may gặp sự cố.
Trên máy chạy bộ hiện đại còn có cảm ứng, màn hình hiển thị các thông số tập luyện như: Tốc độ, độ dốc, thời gian tập luyện, lượng calo tiêu thụ, nhịp tim, giúp người dùng tập luyện khoa học và hiệu quả hơn.
2. Xe đạp tập thể dục với người bệnh tim mạch
Xe đạp tập thể dục có nhiều loại. Về cơ bản thiết bị cấu tạo tương tự như một chiếc xe đạp bình thường nhưng được cố định để đạp tại chỗ. Trên xe được trang bị núm kháng lực để tăng độ nặng nhẹ của bánh đà giúp người dùng đa dạng các bài tập nhẹ hoặc nặng hơn.
Ngoài ra còn có xe đạp liên hoàn, cho phép tập kết hợp cả chân và tay, loại này rất phù hợp với người bệnh tim mạch, do tăng cường khả năng vận động, trong khi các bài tập khá nhẹ nhàng, linh hoạt.
Một sự lựa chọn khác là xe đạp trượt tuyết, cũng là một loại máy tập toàn thân, cung các các bài tập đạp xe ở tư thế đứng, kết hợp vận động chân, tay và các bộ phận khác trên cơ thể.
Trên đây là một số chia sẻ của Daiviet Sport về Lịch tập gym dành cho người bị bệnh tim. Qua đó có thể nhận thấy việc thể dục thể thao đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý cho người người bệnh.
Khi tập luyện nên vừa sức, nếu thấy có biển hiện lạ thì người bệnh nên ngừng tập. Nếu triệu chứng không giảm thì nên liên hệ với bác sĩ. Ngoài luyện tập thì các bạn cũng nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan tới luyện tập thể thao hay có nhu cầu trang bị máy tập thể dục sử dụng trong gia đình hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể!