Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Lợi ích của tập xà đơn ngoài trời trong điều trị thoát vị đĩa đệm

06/10/2022 10:15

Đĩa đệm là bộ phận nằm ở giữa 2 đốt sống, bao gồm nhân nhày ở bên trong và bao xơ ở bên ngoài. Nó có tác dụng như một lò xo giảm chấn, giúp hấp thụ lực tác động và giữ cho các đốt sống không cọ xát trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, do một nguyên nhân nào đó, như tác động của quá trình lão hóa, bệnh lý ở cột sống, chấn thương… khiến cho đĩa đệm bị biến dạng, lồi ra ngoài, chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh gây đau nhức.

tap-xa-don

Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau âm ỉ hoặc dữ dội, cần được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, gây liệt chi. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Lợi ích của tập xà đơn ngoài trời trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa và điều trị nhé.

Lợi ích của xà đơn với người bệnh thoát vị đĩa đệm

Các bài tập vận động có vai trò rất lớn trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, nhất là các bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống lưng cùng xà đơn.

- Giải tỏa áp lực lên cột sống: Tập xà đơn giúp tăng cường vận động tại vị trí bị đau nhức, hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị.

thoat-vi-dia-dem-tap-xa-don

- Giảm đau nhức: Tập xà đơn đúng cách giúp làm giãn cơ, giảm sự kích thích rễ thần kinh, cải thiện các triệu chứng bị đau nhức và co cứng cơ.

- Giúp đĩa đệm về trạng thái tự nhiên: Tập xà đơn có tác dụng kéo giãn xương cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm, giúp đĩa đệm từ từ trở về trạng thái ban đầu.

- Lấy lại sự cân bằng cột sống: Hàng ngày chúng ta phải hoạt động trong nhiều tư thế, trong đó có những tư thế ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống. Quá trình tập luyện thường xuyên với xà đơn sẽ giúp lấy lại sự cân bằng cột sống, đặc biệt là ở vùng cổ và thắt lưng.

Bài tập với xà đơn ngoài trời cho người thoát vị đĩa đệm

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại xà đơn khác nhau: Xà đơn gắn cửa, treo tường, xà đơn xếp, xà đơn ngoài trời… Trong đó, xà đơn được thi công lắp đặt ngoài trời có kích thước lớn và chắc chắn hơn cả do được đào hố và chôn cọc bê tông, cho phép người dùng thực hiện nhiều động tác nhất.

bai-tap-xa-don-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

Dưới đây là một số bài tập với xà đơn ngoài trời các bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Bài tập xà đơn cho người mới

Đây là bài tập đơn giản, giúp thả lỏng và thư giãn cho gân cốt, phù hợp với những người mới tập xà đơn, chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Sử dụng một chiếc ghế hoặc bục để kê bên dưới thanh ngang của xà.

- Đứng lên ghế, đưa hai tay lên nắm thanh ngang, khoảng cách 2 tay rộng bằng vai.

bai-tap-xa-don-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem-2

- Di chuyên chân ra khỏi bục, treo mình trên không, thẳng tay.

- Giữ tư thế trong 10 giây. Sau này quen các bạn có thể giữ lâu hơn, từ 45 – 60 giây.

- Từ từ đưa cơ thể về bục, thả lỏng toàn thân trong 30 giầy.

- Thực hiện 3 lần.

Động tác hít xà đơn

Hít xà là bài tập cơ bản với xà đơn, có tác dụng giải tỏa áp lực lên thắt lưng, tăng sức mạnh cho tay, điều chỉnh nhịp thở.

bai-tap-xa-don-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem-3

- Đưa 2 tay lên nắm thanh ngang của xà, khoảng cách giữa 2 tay rộng bằng vai. Hít sâu.

- Dùng sức để co tay, đưa cơ thể lên cao, tới khi cằm tới hoặc vượt thanh ngang. Trong quá trình thực hiện cần giữ thẳng người, có thể đan 2 chân vào nhau để hạn chế rung lắc.

- Từ từ hạ tay, đưa cơ thể trở về vị trí ban đầu. Thở ra.

-Thực hiện động tác 3 – 5 lần, khi đã quen các bạn có thể nâng dần.

Lưu ý tập luyện với xà đơn ngoài trời khi bị thoát vị đĩa đệm

Tập luyện với xà đơn ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên trong quá trình sử dụng các bạn cần lưu ý một số điểm sau để nâng cao hiệu quả cũng như phòng ngừa rủi ro.

luu-y-tap-xa-don-khi-bi-thoat-vi

- Thực hiện đúng tư thế: Môn thể thao nào cũng có phương pháp và kỹ thuật tập luyện, cần tuân thủ, nếu không có thể dẫn tới chấn thương. Đối với tập xà đơn các bạn cần chú ý duỗi thẳng tay, thẳng người.

- Không lắc lư khi đu xà: Việc để cơ thể rung lắc khiến cho cột sống không được giữ ở vị trí thẳng, có thể bị tổn thương do đè nén.

- Không nín thở khi tập xà: Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong khi luyện tập thể dục thể thao. Hít thở đều đặn không chỉ giúp máu lưu thông tốt mà còn thả lỏng cơ thể tốt hơn.

luu-y-tap-xa-don-khi-bi-thoat-vi-2

- Chú ý cường độ tập: Tuy có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị cột sống nhưng không có nghĩa là bạn cứ tập nhiều là tốt, quá sức. Điều này thậm chí còn có thể gây trầm trọng hơn các tổn thương, khiến đau lưng dữ dội.

Bạn nên tập xà tuần 2 – 3 buổi, mỗi buổi 2 – 3 hiệp, số lần nâng trong mỗi hiệp tùy theo thể trạng, sau khi đã quen có thể nâng dần từ từ.

Hiện nay trong nhiều công viên và các khu vực công cộng trong cả nước được lắp đặt các khu chức năng chuyên về máy tập thể dục ngoài trời. Trong mỗi khu thường gồm hàng chục dụng cụ giúp tập chuyên sâu từng nhóm cơ, từng bộ phận trên cơ thể, và thường không thiếu xà đơn. Các bạn nên tập trong các khu này để ngoài xà đơn có thể kết hợp tập luyện các thiết bị khác, tập toàn thân, giúp tăng cường thể lực cũng như sức bền.

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

nguyen-nhan-thoat-vi-dia-dem

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm gồm:

- Do làm việc quá sức, lao động nặng nhọc, mang vác sai tư thế.

- Do tuổi tác: Cùng với quá trình lão hóa, đĩa đệm bị mất nước, trở nên xơ cứng và rất dễ bị thương tổn.

- Do các chấn thương ở vùng lưng, thường là ngoại lực tác động khi bị vấp ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

- Các bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như: Cong vẹo, thoái hóa cột sống.

- Do yếu tố di truyền: Người bệnh có gen khiến một số bệnh lý ở vùng cột sống hình thành và phát triển.

nguyen-nhan-thoat-vi-dia-dem-2

Một số yếu tố nguy cơ khiến gia tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm gồm:

- Thừa cân: Trọng lượng của cơ thể gây áp lực lên cột sống, nhất là vùng thắt lưng.

- Nghề nghiệp: Những người do đặc thù công việc mà ít vận động hoặc lao động nặng nhọc đều có nguy cơ bị thoát vị cột sống.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh thường có những biểu hiện sau:

trieu-chung-thoat-vi-dia-dem

- Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh thường bị đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cơn đau có thể lan ra các chi; Đau có khi âm ỉ vài ngày hoặc vài tuần, có khi dữ dội, đặc biệt là khi đi lại, vận động, cơn đau có xu hướng giảm khi ngồi hoặc nằm nghỉ.

- Tê bì chân tay: Khi nhân nhày đĩa đệm thoát ra và chèn ép rễ thần kinh sẽ gây tình trạng đau, tê bì ở thắt lưng, vùng cổ, sau đó lan ra các vùng cơ thể ở xung quanh. Người bệnh bị rối loạn cảm giác, thấy như có kiến bò ở trong da thịt.

- Yếu cơ, bại liệt: Đây là những biến chứng nặng, người bệnh khó đi lại, vận động, lâu dần bị teo cơ, liệt chi.

trieu-chung-thoat-vi-dia-dem-2

Khi có những biểu hiện như: Đau cột sống, yếu cơ, tê bì, đái són, bí tiểu, mất cảm giác tại các vùng: Bắp đùi trong, phía sau chân, quanh hậu môn thì các bạn nên đến bệnh viện để khám.

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử của người bệnh. Một số chẩn đoán hình ảnh như X-quang, chụp CT, MRI cũng có thể được áp dụng để có thể đưa ra kết luận chính xác. Ngoài ra, test thần kinh (phương pháp đo điện cơ) cũng giúp xác định các dây thần kinh bị tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nặng như: Liệt, đại tiểu tiện không tự chủ.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh cụ thể:

vat-ly-tri-lieu-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem

- Dùng thuốc: Gồm có thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm corticoid.

- Vật lý trị liệu: Sử dụng nhiệt hồng ngoại, tia laze, thủy trị liệu, vận động trị liệu, kéo giãn cột sống… để giúp người bệnh giảm đau, hỗ trợ điều trị.

- Phẫu thuật: Áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng mà vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc không đáp ứng.

- Y học thay thế: Kéo nắn xương khớp, châm cứu, massage xoa bóp, yoga…

bai-tap-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem

Trong quá trình điều trị người bệnh cần hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tập các bài vận động phục hồi chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cũng không nên nằm nhiều một chỗ khiến khớp bị cứng, gây khó vận động.

Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm các bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo thể trạng, không mang vác vật nặng hoặc vận động sai tư thế. Nên duy trì cân nặng cơ thể ổn định, tránh béo phì. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng rất quan trọng.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Lợi ích của tập xà đơn ngoài trời trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Mong rằng qua bài viết các bạn hiểu hơn về căn bệnh này: Nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp điều trị, cũng như tác dụng của xà đơn trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị cột sống. Bên cạnh đó các bạn cũng nên chú ý điều chỉnh lại sinh hoạt và chế độ ăn uống. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp vào vào chế độ ăn; Không nên ngồi lâu một chỗ, vận động cơ thể sau mỗi 1h ngồi làm việc; Hạn chế mang vác vật nặng; Giữ tư thế thoải mái khi đứng, ngồi, ngủ.

Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hay có nhu cầu mua các loại máy tập công viên, xà đơn ngoài trời… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể cũng như cung cấp sản phẩm chính hãng, bảo hành dài hạn, lắp đặt – thi công chuyên nghiệp !

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...