Cho dù ở đâu, thời đại nào thì thì người dân cũng đều có nhu cầu tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe. Từ xa xưa, người phương Tây đã có các cuộc thi Olympics; Ở phương Đông các môn võ, vật cũng thu hút cả đông đảo, cả người già, người trẻ, phụ nữ, trẻ em cùng tập.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, các thiết bị thể thao được thiết kế và sản xuất để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Người thích bài bản có thể đến các phòng tập thể hình. Người thích tự tập có thể sử dụng máy tập tại nhà. Những thiết bị như xe đạp tập, giàn tạ đa năng, máy chạy bộ… đều có những phiên bản khác nhau để sử dụng tại nhà, hoặc chuyên dụng cho phòng tập.
Tuy nhiên, nếu như hầu hết thiết bị như: Xe đạp, giàn tạ, ghế tạ… đều là thiết bị thuần cơ học thì máy chạy bộ lại là thiết bị sử dụng năng lượng điện để vận hành. Một trong những vấn đế được nhiều người quan tâm là Máy chạy bộ zasami có tốn điện không? Hay máy sử dụng công nghệ Nhật như máy chạy bộ Zasami có tốn điện không? Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Những yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ điện năng của máy chạy bộ
Cấu tạo máy chạy bộ
Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ điện năng của máy chạy bộ thì trước tiên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về cấu tạo của máy chạy.
Máy chạy bộ điện có phần khung được làm từ thép, bên ngoài sơn chống gỉ, đây là bộ phận có kích thước lớn nhất và chiếm phần lớn trọng lượng máy. Vùng chạy gồm có ván chạy bằng gỗ, thảm chạy được làm từ nhiều lớp vật liệu đặt biệt; Hai đầu băng tải là 2 quả lô có chức năng kéo băng tải chuyển động. Nhiều máy chạy bộ được gắn khung tập bụng.
Phần quan trọng nhất trên máy là motor – được ví như quả tim của máy chạy bộ. Khi bật nguồn điện, motor quay và kéo các quả lô quay tròn, các quả lô kéo băng tải chuyển động, trượt trên bề mặt ván chạy. Người dùng chạy theo tốc độ chuyển động của băng tải.
Trên các máy chạy bộ đa năng sẽ được tích hợp thêm đầu rung massage. Đầu rung gắn với đai rung để có thể đặt vào các vị trí khác nhau trên cơ thể, giúp thư giãn các cơ sau khi chạy.
Máy chạy bộ có thể thay đổi độ dốc để bù độ khó so với chạy bộ ngoài trời (có sức cản của gió). Một số máy giá rẻ thường nâng dốc thủ công, 3 mức bằng tay; Trong khi máy chạy bộ tầm trung và cao cấp sẽ thay đổi độ dốc tự động, từ 0 – 15%.
Một bộ phận quan trọng khác trên máy chạy bộ là bảng điều khiển, được chia là 2 phần là: Màn hình hiển thị và hệ thống nút bấm. Màn hình hiển thị ghi nhân các thông số tập luyện, còn các nút bấm cho phép, bật – tắt, tăng – giảm tốc độ và độ dốc, chọn hoặc qua bài, tăng – giảm âm lượng.
Một số bộ phận thuần cơ học khác trên máy chạy bộ gồm có: Bánh xe để dễ dàng di chuyển khi không sử dụng, pít – tông để gấp gọn máy, ốp nhựa dùng để trang trí.
Các bộ phận tiêu thụ điện năng trên máy chạy bộ
Thông qua tìm hiểu cấu tạo của máy chạy chúng ta có thể nhận thấy một số bộ phận của máy chạy bộ tiêu thụ năng lượng điện như sau:
Motor: Là bộ phận tiêu thụ điện năng chính. Lượng điện năng tiêu thụ phụ thuộc vào công suất của motor (từ 1 – 8HP). Công suất càng lớn thì lượng điện tiêu thụ càng nhiều. Các máy chạy bộ gia đình thường có công suất từ 1 – 3 HP, và thông thường 1 HP = 0,746 kW, 2 HP = 1,5 kW, 3 HP = 2,25kW.
Như vậy, nếu bạn sử dụng một máy chạy bộ tiêu chuẩn công suất 2 HP thì công suất tiêu thụ điện TỐI ĐA trong khoảng thời gian 1 tiếng đồng hồ là 1,5 số điện. Cần nhấn mạnh là công suất tối đa, khi trọng lượng cơ thể người dùng ở mức tối đa mà máy được thiết kế để có thể chịu được.
Giả sử bạn là người vô cùng chăm chỉ, tập luyện 30 ngày/tháng, không sót buổi nào thì điện năng tiêu thụ cả tháng sẽ là 30 x 1,5 = 45 số điện. Nhân với giá tiền điện trung bình khoảng 2.000 VNĐ/1kwh như hiện nay thì chi phí tiền điện cho máy chạy bộ vào khoảng 90.000 VNĐ.
Pit – tông thay đổi độ dốc: Trên máy chạy bộ điện ở phân khúc tầm trung, khi người dùng chọn nâng – hạ độ dốc thì pít – tông sẽ dài ra hoặc thu ngắn để đẩy phần đầu máy lên cao hoặc xuống thấp để thay đổi độ nghiêng của băng tải. Nó cũng tiêu tốn lượng điện năng nhất định nhưng không nhiều vì trong toàn bộ quá trình tập độ đốc chỉ thay đổi vài lần chứ không phải thường xuyên, liên tục.
Bảng điều khiển: Trên bảng điều khiển của máy chạy được tích hợp màn hình hiển thị, với hai loại chính là màn hình LED hoặc màn hình LCD. Màn hình luôn sáng và hiển thị các thông số tập luyện nên cũng tiêu tốn điện năng. Thông thường mức tiêu tốn phụ thuộc vào màn hình to hay nhỏ (thường thay đổi từ 3 inchs – 7 inchs), và màn hình LCD thương tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với LED.
Đầu rung massage: Đầu rung massage là một bộ phận của máy chạy bộ đa năng nhưng được gắn ngoài và sử dụng nguồn điện riêng. Đầu rung thường có 2 chế độ rung nhẹ và mạnh, tất nhiên rung mạnh sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Công suất của đầu rung thường vào 150 – 200 W. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đầu rung, thường chỉ có chị em phụ nữ thích tính năng này, và thời gian sử dụng cũng chỉ vài phút sau khi chạy bộ xong, nên lượng điện năng tiêu thụ cơ bản là không nhiều.
Một số yếu tố làm tăng mức tiêu thụ điện trên máy chạy bộ
Một số yếu tố làm tăng mức độ tiêu thụ điện năng trên máy chạy bộ gồm:
Chế độ chạy: Dải tốc độ trên máy chạy phổ biến là từ 0.5 – 14 km/h, một số máy được thiết kế lên 16 – 18 – 20 – 22 km/h, để đáp ứng được nhu cầu đi bộ, chạy bộ, chạy bộ chuyên nghiệp của người tập. Tốc độ càng cao thì motor càng phải làm việc nhiều và tiêu hao điện năng cũng lớn hơn. Các máy chạy bộ phòng tập vì thế sử dụng động cơ AC thay cho DC để mát máy hơn, hoạt động bền bỉ, chịu được cường độ cao.
Độ căng băng tải: Bẳng tải nếu quá chùng sẽ gây hẫng hụt rất khó chịu khi chạy, còn khi quá chặt cũng gây cảm giác căng cứng, bí bách. Khi hoạt động trong thời gian dài, băng tải vần cần được tra dầu. Nếu không sự ma sát sữa băng tải và bàn chạy rất lớn, khiến cho motor phải hoạt động vất vả hơn, tốn điện hơn. Trường hợp khác là băng tải bị lệch cũng vậy.
Tính năng nghe nhạc: Một chức năng không quá quan trọng, cũng không nhiều người sử dụng, nhưng cũng ảnh hưởng tới tiêu thụ điện năng của máy chạy đó chính là chức năng MP3. Máy chạy thường được tích hợp 2 loa ngoài công suất nhỏ để hỗ trợ kết nối với điện thoại, phát nhạc khi tập luyện.
Nhưng chức năng này chỉ hoạt động khi người dùng chọn, và do công suất của loa cũng không lớn nên không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ điện năng của máy.
Qua phân tích ở trên có thể nhận thấy việc máy chạy bộ tốn điện hay không phụ thuộc chủ yếu vào động cơ – motor, bao gồm: Công suất lớn – nhỏ, tải trọng người dùng, băng tải có chuẩn (vận hành trơn tru) không.
Máy chạy bộ Zasami có tốn điện không ?
Zasami là dòng máy chạy bộ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản, lắp ráp tại Trung Quốc, và được nhập khẩu và phân phối trên thị trường Việt Nam bởi Daiviet Sport.
Zasami hiện cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm thể thao tại nhà như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, giàn tạ đa năng… Riêng máy chạy bộ có máy chạy bộ gia đình, máy chạy bộ phòng tập, máy chạy bộ đơn năng, máy chạy bộ đa năng, máy chạy nâng dốc tự động, nâng dốc thủ công, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình cũng như kinh doanh phòng tập, cho thuê máy chạy.
Về máy chạy bộ Zasami có tốn điện không? Chúng ta sẽ cùng điểm qua công suất của một số mẫu máy dưới đây:
Máy chạy |
Công suất |
Điện năng |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami Fly KZ-G7380 |
DC 1.25HP |
1 kw/h |
Máy Chạy Bộ Zasami 5510 CBM |
DC 2.0 HP |
1.5 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami KZ-556 |
DC 2.5HP |
1.85 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Đa Năng KZ-558 |
DC 2.5 HP |
1.85 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami KZ-559 |
DC 3.0HP |
2.25 kw/h |
Máy Chạy Bộ Zasami KZ-5510 CAM |
DC 2.5 HP |
1.85 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami KZ-S180 |
DC 2HP |
1.5 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện ZasamiI KZ-S181 |
DC 2.0HP |
1.5 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện KZ-S182 |
DC 2.5HP |
1.85 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami KZ-S183 |
DC 3.0HP |
2.25 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Đại Việt S202M |
DC 2.5HP |
1.85 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Đại Việt S201M |
DC 2.0HP |
1.5 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami KZ-C201 |
DC 2.5HP đạt đỉnh 3.5HP |
1.85 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami KZ-C202 |
DC 3.5HP đạt đỉnh 4.5HP |
2.6 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami KZ-C203 |
DC 3.5HP |
2.6 kw/h |
Máy Chạy Bộ Điện Zasami Felice KZ-G3460 |
DC 3.0HP |
2.25 kw/h |
Máy Chạy Bộ Zasami KZ-T6700A |
AC 4.0HP |
3 kw/h |
Qua những phân tích cùng số liệu thống kê chi tiết ở trên có thể nhận thấy điện năng tiêu hao cho máy chạy bộ điện Zasami là không nhiều. Giả sử gia đình có 3 – 4, mỗi người sử dụng máy 30 – 45 phút, tháng tập 26 ngày (mỗi tuần nên nghỉ 1 buổi để cơ bắp được hồi phục) thì tiền điện cho cả nhà là: 2 (HP) x 0,746 (kW) x 26 (ngày) x 2.000 (VNĐ) = 77.000 VNĐ (mỗi người).
Vậy chi phí cho cả nhà chỉ vào khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ/tháng, đúng bằng giá mua thể hội viên một tháng của một phòng tập bình dân. Và nếu so với những lợi ích mà cả gia đình nhận được như: Sức khỏe được tăng cường, sự dẻo dai linh hoạt, giảm căng thẳng, làm việc hiệu quả hơn, giảm chi phí y tế về lâu dài… thì quả là rất rẻ!
Một số cách giúp giảm tiêu hao điện năng cho máy chạy bộ
Để giảm tiêu hao điện năng không cần thiết cho máy chạy bộ, các bạn lưu ý một số điểm sau:
- Vệ sinh máy sau khi sử dụng, không nên để bụi bẩn bám vào băng tải khiến tăng ma sát. Ngoài ra bụi bám nhiều vào motor cũng khiến động cơ nhanh bị nóng. Bụi bít kín lỗ thông gió cũng khiến động cơ nhanh chóng rơi vào tình trạng quá tải.
- Sau 3 – 4 tháng nên định kì tra dầu băng tải để hoạt động trơn tru và giảm ma sát.
- Đặt máy ở nơi bằng phẳng, tránh rung lắc.
- Tắt nguồn, rút phích điện khi không sử dụng.
Trên đây là một số chia sẻ về mức tiêu thu điện năng của máy chạy bộ từ Daiviet Sport. Nếu có nhu cầu mua máy chạy bộ gia đình, phòng tập thương hiệu Zasami, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi.
Daiviet Sport cung cấp các sản phẩm thể thao chính hãng, bảo hành chính hãng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh chất lượng và nguồn gốc xuất xứ đi kèm. Sản phẩm được giao trên phạm vi toàn quốc, lắp đặt & hướng dẫn sử dụng tại nhà. Có chính sách bán trả góp lãi suất 0% cho các khách hàng có nhu cầu !