Chạy bộ là môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Để duy trì lịch tập thường xuyên, mỗi người trong chúng ta đều có những động lực riêng của bản thân. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport chia sẻ về Những động lực chạy bộ hằng ngày. Qua đó hiểu hơn về những lợi ích của hình thức vận động này cũng như cách để duy trì niềm cảm hứng vô tận cho chạy bộ nhé.
Những lợi ích của chạy bộ
Để duy trì được đam mê tập luyện, cũng như tạo động lực thì chúng ta cần phải hiểu được những lợi ích mà chạy bộ mang lại.
1. Chạy bộ giúp giảm cân, duy trì vóc dáng
Chạy bộ là một cách thiết thực nhất để giảm mỡ toàn thân thông qua quá trình đốt cháy calo. Các số liệu đo đạc cho thấy 1h chạy bộ ở tốc độ trung bình giúp cơ thể tiêu hao 300 – 350 calo thừa. Con số này còn tăng lên nếu bạn gia tăng cường độ chạy hoặc kéo dài thời gian hơn nữa.
Điều quan trọng ở đây là khác với các phương pháp giảm cân khác. Chạy bộ giúp bạn giảm cân hiệu quả và bền vững, trong khi duy trì một nền tảng thể lực sung mãn. Nó đặc biệt hiệu quả khi được kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học. Trong khi việc sử dụng thuốc giảm cân trên thực tế kém hiệu quả do giảm tích nước trong cơ thể chứ không giảm mỡ. Việc phẫu thuật giảm mỡ lại ẩn chứa nhiều rủi ro và mỡ vẫn tăng để bù vào chỗ đã được lấy ra nếu chúng ta không tập thể dục để duy trì thể trạng.
2. Chạy bộ tăng cường miễn dịch, kéo dài tuổi thọ
Các nhà khoa học đã có nhiều năm nghiên cứu về mối liên hệ giữa thể dục thể thao và khả năng miễn dịch của cơ thể. Kết quả cho thấy, các môn thể thao, trong đó có chạy bộ giúp cho cơ thể tăng cường đề kháng, chống lại các vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
Chạy bộ giúp tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cải thiện phản ứng kháng thể. Nó cũng giúp giảm viêm, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tại đường hô hấp trên, phòng ngừa các bệnh lý do thời tiết thay đổi như cúm.
Chạy bộ còn giúp người tập kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cho thấy những người thường xuyên luyện tập có tỉ lệ tử vong thấp hơn từ 25 – 30% so với những người không thể dục thể thao.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc thường xuyên chạy bộ giúp kéo dài tuổi thọ thêm khoảng 3 năm. Lợi ích này có được do khả năng làm việ của hệ thống tim mạch được cải thiện, gulucose và insulin được kiểm soát giúp cho xương chắc khỏe hơn; Cơ thể cũng sản sinh ra các hóc môn tích cực và hỗ trợ thần kinh trong quá trình chạy.
3. Chạy bộ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Chạy bộ đúng cách có thể giúp tăng huyết áp (một cách có kiểm soát) làm tăng lượng cholesterol HDL giúp cải thiện lượng đường máu, và làm giảm 45% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Khi thực hiện các bài chạy bộ sẽ tăng lưu lượng máu về tim, tim bơm máu về cơ thể và hoạt động mạnh mẽ hơn; Kết hợp với hít thở đúng kĩ thuật sẽ giúp bạn phòng ngừa được một số bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Đối với người bệnh, nếu kết hợp giữa tập luyện phù hợp với dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.
4. Chạy bộ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 2016 cho thấy những người thường xuyên tập luyện thể dụ thể thao như đi bộ, chạy bộ có thể giảm nguy cơ mắc 26 loại ung thư khác nhau so với những người lười vận động.
Thói quen tập luyện cũng rất hữu ích nếu chẳng may bị mắc bệnh. Nó giúp giảm tác dụng phụ từ quá trình điều trị, giúp người bệnh duy trì sức mạnh thể chất cũng như tinh thần để đáp ứng tốt hơn phác đồ điều trị.
5. Chạy bộ giúp xương khỏe mạnh
Chạy bộ giúp tuần hoàn máu và trao đổi chất bên trong cơ thể tốt hơn, nhờ đó oxy và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến từng vị trí bên trong cơ thể, trong đó có hệ xương. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho hệ xương mà còn hỗ trợ cơ bắp và dây chằng săn chắc, dẻo dai, trở nên linh hoạt và chịu lực tốt hơn. Nhờ cơ và hệ thống dây chằng dẻo dai nên khả năng giữ thăng bằng của cơ thể cũng tốt hơn, giúp cho cột sống chắc khỏe.
Quá trình vận động còn giúp cơ thể sản sinh ra các hormon tăng trưởng HGH, gia tăng lớp sụn ở các đầu xương. Với những người tập trong độ tuổi thiếu niên thì việc tập luyện còn giúp gia tăng chiều cao.
6. Chạy bộ giảm căng thẳng, mệt mỏi
Khi chạy bộ ngoài trời bạn có thể vừa chạy vừa hít thở không khí trong lành, “tẩm bổ” cho mắt với những cung đường đẹp nhơ mơ. Còn tập ở nhà với máy chạy bộ bạn có thể vừa tập vừa thưởng thức những bản nhạc yêu thích. Nhờ đó giải tỏa mệt mỏi tích tụ, loại bỏ những áp lực trong công việc và cuộc sống, giúp cho tinh thần trở nên thư thái và thoải mái hơn.
Hoạt động chạy bộ còn giúp chúng ta bỏ lại sau lưng những suy nghĩ tiêu cực. Nó thậm chí được đánh giá là còn tốt hơn cả việc chúng ta dành thời gian để nghỉ ngơi khi tâm trạng bị dòn nén, chịu nhiều áp lực.
7. Chạy bộ cải thiện năng suất làm việc
Chạy bộ mang lại sức khỏe, thư giãn tinh thần, tăng cường máu lên não giúp cải thiện sự tập trung, suy nghĩ thông suốt, do đó tăng cường hiệu quả giải quyết công việc. Chạy bộ còn kéo dài tuổi thọ, giúp chúng ta hoàn thành tốt hơn các mục tiêu trong cuộc đời. Thống kê cho thấy những người lười vận động thường bị ốm và nằm một chỗ sớm hơn từ 11 – 16 năm so với những người có tập luyện.
Chạy bộ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Chạy bộ là môn thể thao đơn giản và hiệu quả, chỉ với một đôi giày chạy bộ là bạn có thể bắt đầu tập luyện. Nếu tập tại nhà thì chi phí cho một máy chạy bộ điện cũng không phải là quá cao so với thu nhập trung bình của người Việt Nam hiện nay. Túm lại, bạn có thể chạy bộ bất cứ khi nào, ở đâu mà không nhất thiết phải tới những phòng tập sang chảnh hay trung tâm thẩm mỹ đẳng cấp mới có thể sở hữu được một body đẹp.
Cách tạo động lực chạy bộ mỗi ngày
Những người lười vận động, thích nằm dài lướt web, like dạo, shopping trực tuyến… sẽ có rất nhiều lời để bào chữa cho bản thân. Nhưng để bắt tay vào luyện tập chúng ta cũng có rất nhiều cách để tạo động lực cho bản thân, ngoài những lợi ích thu được kể trên.
Tạo ra sự cạnh tranh: Canh tranh là động lực để phát triển. Bạn có thể tập hợp những người có cùng sở thích tập luyện, hay bạn bè, các thành viên trong gia đình… cùng chạy bộ mỗi ngày để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Việc cùng tập và thúc đẩy nhau, cùng xây dựng lịch chạy bộ giúp nâng cao mức độ rèn luyện.
Đặt mục tiêu và phần thường cho bản thân: Bạn nên đặt ra các mục tiêu cụ thể như: tăng cân, giảm cân, tăng cường sức khỏe, sức bền, gia tăng thành tích chạy, và nâng dần theo thời gian. Bên cạnh đó, khi đạt được một mốc cụ thể chúng ta có thể tự thưởng cho bản thân một món quà nào đó thiết thực, ví dụ như một liệu trình massage, hay một thứ đồ gì đó bạn đã muốn mua từ lâu.
Kế hoạch tập luyện phù hợp: Có những thời điểm cơ thể mệt mỏi chỉ muốn được nằm dài nhưng bạn không nên hoàn toàn chiều theo. Chúng ta nên duy trì lịch chạy 5 – 6 buổi/tuần. Nên kết hợp các hình thức chạy cường độ cao với chạy bền, và đi nhanh, chạy chậm, thậm chí là đạp xe, bơi lội để đa dạng hóa hoạt động tập luyện, không để cơ thể bị mệt mỏi. Việc có 1 – 2 ngày nghỉ ngơi trong tuần là cần thiết để cơ thể phục hồi, hoặc nên nghỉ khi cơ thể không thể đáp ứng bài tập. Nhưng những điều này không có nghĩa là cứ hơi mệt là bạn lại nghỉ và bỏ dở việc tập luyện.
Theo dõi hoạt động tập luyện thường xuyên: Bạn nên xây dựng thói quen theo dõi việc tập luyện. Hiện nay có nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp chúng ta làm việc này. Việc của bạn là tải ứng dụng về và tiến hành cài đặt. Ngoài ra, bạn nào sử dụng máy chạy bộ điện tại nhà thì trên máy đã có sẵn cảm ứng và màn hình hiển thị, cho phép ghi nhận và hiển thị các thông số tập luyện như: Quãng đường đã chạy, thời gian tập, tốc độ hiện tại, độ dốc của máy, lượng calo tiêu thụ, nhịp tim… Bạn chỉ cần căn cứ vào đó để điều chỉnh hoạt động tập luyện cho hợp lý.
Kết hợp các hình thức chạy bộ: Chạy bộ có nhiều cách tập khác nhau. Bạn có thể chạy bộ ngoài trời, tới phòng tập thể thể hình để sử dụng máy chạy bộ phòng gym, hay sử dụng máy chạy tại nhà. Tuy nhiên việc kết hợp tập luyện sẽ cho hiệu quả tối đa. Ngày đẹp trời bạn có thể chạy bộ ngoài công viên, băng đồi, vượt dốc. Khi mới tập nên tới phòng gym để được huấn luyện viên chỉ dẫn phương pháp tập luyện phù hợp. Những thời điểm thời tiết bất lợi, giao thông khó khăn, giãn cách xã hội do dịch bệnh, hay thời gian gấp gáp… bạn hoàn toàn có thể tập tại nhà với máy chạy bộ gia đình. Điền quan trọng ở đây là duy trì cảm hứng và thói quen vận động.
Lựa chọn cường độ chạy hợp lý: Cho dù tập ở đâu, thì không ai rõ cơ thể mình hơn chính bạn. Vì thế hãy chọn tốc độ chạy phù hợp với thể trạng của bản thân. Bạn không nhất thiết phải ép bản thân chạy với tốc độ cao hay chạy vài tiếng liền như một vận động viên marathon chuyên nghiệp. Mục đích chúng của chúng ta vẫn là sức khỏe, body đẹp, sự thoải mái vui vẻ, chứ không phải là đoạt huy chương vàng.
Tham dự các giải chạy phong trào: Bạn có thể đăng ký một vài cuộc thi chạy trong năm. Điều quan trọng ở đây là quá trình chuẩn bị cho nó. Bạn sẽ chuẩn bị cả về thể lực, sức bền và tinh thần từ nhiều tháng trước đó. Bạn có thể không giành huy chương nhưng cơ thể chúng ta vẫn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Và sự háo hức với cuộc thi sẽ giúp tạo thêm động lực tập luyện.
Trên đây là một số chia sẻ về Những động lực chạy bộ hằng ngày từ Daiviet Sport. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến chạy bộ: Kĩ thuật chạy, tư thế chạy, cách hít thở, duy trì động lực… Hay có nhu cầu trang bị máy tập chạy, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể !