Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Những kiến thức cần biết về giày đá bóng

08/12/2022 09:08

Giày đá bóng là vật dụng không thể thiếu của các cầu thủ, cho dù đang thi đấu chuyên nghiệp hay phong trào. Ở thuở bình minh của môn thể thao vua, người ta thường sử dụng giày da thật, khá dày và nặng. Cho đến nay, giày dùng trong bóng đá là một thế giới đa dạng với rất nhiều chất liệu và công nghệ khác nhau.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Đại Việt Sport tìm hiểu Những kiến thức cần biết về giày đá bóng nhé.

Cấu tạo giày bóng đá

Mỗi đôi giày bóng đá đều được cấu tạo từ 6 bộ phận khác nhau:

cau-tao-giay-da-bong

- Thân giày: Còn được gọi là upper, là phần da bao ở bên ngoài (ngoại trừ gót), tiếp xúc trực tiếp với trái bóng. Nó có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, như: Da thật (da bê, da bò, da kangaru), da tổng hợp (phổ biến nhất là PU), da vải.

- Đế ngoài (Outsole): Có nhiệm vụ bảo vệ gầm bàn chân, thường được làm từ cao su, có tính đàn hồi cao nhưng không quá mềm hoặc quá cứng. Nó phải đảm bảo chắc chân, giúp cầu thủ trụ vững, đồng thời hỗ trợ tăng tốc khi cần.

- Đinh giày (Stud): Có 8 loại đinh giày khác nhau để phù hợp với sân cỏ tự nhiên, sân cỏ nhân tạo, sân futsal và tùy theo mặt sân mềm hay cứng, khô hay ướt.

- Đế trong (Insole): Phần lót luôn có trong mỗi đôi giày, nhất là giày thể thao, đá bóng. Bộ phận này phải đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt, khô thoáng nhanh, hạn chế sự hình thành của nấm mốc và vi khuẩn ở bên trong giày.

- Đế giữa (Midsole): Nằm giữa đế ngoài và đế trong, nó có tác dụng giảm tác động của phản lực lên chân, mang đến sự êm ái.

- Gót giày (Heel): Thường được gia cố lớp định hình để bảo vệ tốt cho toàn bộ gót chân cũng như gia tăng khả năng xử lý bóng bằng gót.

Giày bóng đá cần ôm vừa khít chân

giay-da-bong-can-om-khit-chan

Điều quan trọng nhất đối với một đôi giày đá bóng chính là sự ôm chân. Có một điều thú vị là những đôi giày giá rẻ thường khá ôm chân ban đầu và cho cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên điều này chỉ trong thời gian ngắn, sau đó giày bai giãn rất nhanh. Còn giày đá bóng chính hãng lại thường khá bó chân và cần có thời gian để break-in, sau đó giày sẽ rất ôm chân. Đây cũng là một điểm mà các bạn cần chú ý khi chọn mua giày.

Phân loại giày đá bóng theo vị trí trên sân

giay-da-bong-theo-vi-tri-tren-san

Trên sân bóng có rất nhiều vị trí khác nhau: Thủ môn, hậu vệ, trung vệ, tiền vệ, tiền đạo, cầu thủ chạy cánh. Mỗi vị trí lại có những yêu cầu nhiệm vụ khác nhau, từ đó đôi giày sử dụng cũng có sự khác biệt. Giày thủ môn cần hỗ trợ xoay sở tốt, giầy cho hậu vệ và trung vệ cần đảm bảo sự chắc chắn để có thể thường xuyên đánh chặn các pha lên bóng của đối phương, giày của cầu thủ chạy cánh và tiền vệ cần nhẹ nhàng và linh hoạt, trong khi các tiền đạo lại rất ưa chuộng các mẫu giày giúp tăng tốc nhanh và hỗ trợ sút bóng với quĩ đạo căng và chuẩn.

Phân loại giày đá bóng theo phong cách chơi

Mỗi cầu thủ có phong cách chơi bóng khác nhau: Tốc độ, sức mạnh, kiểm soát bóng, chính xác… Do đó giày cũng cần được thiết kế phù hợp. Ví dụ, trên các mẫu giày kiểm soát bóng thường được tạo các vân nổi hoặc các gai ở nửa thân trước để tăng cường sự ma sát với bóng.

Phân khúc giày đá bóng

phan-khuc-giay-da-bong

Giày đá bóng sân cỏ nhân tạo và tự nhiên đều được chia thành các phân khúc cao cấp – tầm trung – phổ thông. Tại Việt Nam, sản phẩm ở phân khúc tầm trung được sử dụng nhiều do chất lượng tốt, giá cả phù hợp với túi tiền. Các mẫu giày như Space, Inspire… của Zocker với chất liệu da PU cao cấp, đế cao su đúc, công nghệ ma sát kép và vân 3D… là “vũ khí” không thể thiếu cho các chân phủi.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này của Daiviet Sport sẽ giúp các bạn hiểu hơn về giày bóng đá, từ đó chọn được cho mình một đôi giày phù hợp, giúp luyện tập và thi đấu thành công nhé!

 

 

×
Loading...