Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phụ nữ có thai có nên tập thể dục không?

22/09/2022 09:32

Mang thai là một thời kỳ rất đặc biệt đối với người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, mong mỏi đến ngày con yêu chào đời là những lo lắng về tình trạng thai nhi, sức khỏe bản thân; Những thay đổi trong cơ thể do nội tiết tố, em bé ngày càng tăng trưởng về kích thước, khối lượng khiến mẹ phải chịu nhiều áp lực hơn.

tap-the-duc-ngoai-troi-khi-co-thai

Quá trình mang thai thoạt nhìn thì giống như thời điểm lý tưởng để hạn chế vận động, thư giãn nhiều hơn. Tuy nhiên, lời khuyên từ các bác sĩ là: Trừ khi bạn gặp phải một biến chứng nào đó, còn không thì thai kỳ chính là lúc nên vận động, cho dù trước đó bạn hiếm khi tập thể dục thể thao.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Phụ nữ có thai có nên tập thể dục không? Qua đó giúp bạn chăm sóc sức khỏe bản thân trong thời gian bầu bí tốt hơn.

Những lợi ích khi tập thể dục trong thai kỳ

Nhiều phụ nữ có xu hướng ít vận động trong khi mang thai do lo sợ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của em bé, cũng như sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, việc nằm hoặc ngồi quá nhiều khiến chúng ta trở nên trì trệ, khí huyết khó lưu thông, dễ bị căng thẳng, trầm cảm. Hoạt động thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

loi-ich-cua-the-duc-khi-mang-thai-1

- Giảm tình trạng đau lưng và phù nề ở chân: Đây là vấn đề gặp ở hầu hết bà bầu, nhất là ở những giai đoạn cuối thai kì, do thai phát triển ngày một lớn và nặng hơn, gây ra áp lực cho cột sống, người mẹ khi đi đứng thường có xu hướng chúi ra phía trước, trọng lượng cơ thể cũng dồn xuống chân nhiều hơn.

- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ: Thống kê cho thấy khoảng 3 – 7% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai, hoặc rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến insulin. Đây là căn bệnh nguy hiểm khiến em bé có nguy cơ bị đường huyết, béo phì, tụt canxi, tăng nguy cơ dị tật. Mẹ cũng dễ bị chấn thương khớp do thai lớn và tỉ lệ tiền sản giật tăng gấp 4 lần.

loi-ich-cua-the-duc-khi-mang-thai-2

- Thư giãn tinh thần: Trong thai kỳ một trong những vấn để phổ biến của người mẹ là sự lo lắng, căng thẳng. Thống kê cho thấy khoảng 14 – 23% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Điều này một phần do sự thay đổi nội tiết tố, phần khác là do các áp lực về tài chính, thiếu sự chia sẻ từ chồng và người thân… Tập luyện, nhất là thể dục ngoài trời giúp cơ thể tạo ra các hóc môn có tác dụng cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực hơn như: Endorphin, serotonin…

- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Mẹ bầu cũng thường bị mất ngủ nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ. Chủ yếu do thai nhi lớn khiến người mẹ khó tìm được tư thế nằm phù hợp. Bên cạnh đó thai cũng chèn ép lên khung chậu và bàng quan khiến tiểu đêm nhiều.

Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao cũng giúp cho mẹ bầu tăng cường năng lượng, cải thiện tư thế, tăng trương lực cơ, sự dẻo dai và sức chịu đựng… chuẩn bị tốt hơn cho kỳ sinh nở. Đồng thời sau khi sinh việc lấy lại vóc dáng ban đầu cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Những lầm tưởng về thể dục trong thai kỳ

nhung-lam-tuong-ve-the-duc-trong-thai-ky

#1. Nếu trước khi có thai không tập thể dục thì thời điểm mang bầu không phải là lúc để bắt đầu tập luyện.

Sự thật là sẽ tốt hơn nếu bạn xây dựng được thói quen thể thao thường xuyên, điều đó tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn là người bình thường vốn ít vận động thì khi có bầu càng nên tập thể dục ở mức độ vừa phải, phù hợp với thể trạng. Những bài đi bộ trong 30 – 40 phút, hoặc kết hợp với làm việc nhà sẽ giúp bạn có nền tảng thể lực tốt, sinh nở dễ dàng hơn.

# 2. Thể dục trong thời gian mang thai có thể khiến tổn thương các khớp.

Sự thật là càng gần cuối thai kì thì các dây chằng, nhất là ở khung xương chậu sẽ lỏng ra để em bé có thể dễ dàng chui qua. Việc vận động mạnh có thể khiến ảnh hưởng tới các khớp. Vì vậy, việc cần làm ở đây là chúng ta cần duy trì cường độ tập luyện vừa phải, phù hợp với thể trạng.

nhung-lam-tuong-ve-the-duc-trong-thai-ky-2

# 3: Nếu cơ thể khoẻ mạnh, bạn có thể nâng cao cường độ tập luyện.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia sức khỏe trước khi lên kế hoạch tập luyện, sau đó nên duy trì theo chương trình. Nếu thể trạng tốt, mẹ bầu có thể nâng cao bài tập một chút nhưng với sự giám sát của huấn luyện viên. Việc thực hiện các bài tập khó và nặng ở nhà một mình không được khuyến khích.

# 4: Chạy bộ sẽ không an toàn trong khi mang thai

Trái với quan niệm của nhiều người rằng bà bầu phải hoạt động nhẹ nhàng. Trên thực tế, ngoại trừ các trường hợp có bệnh lý như tim mạch, huyết áp, người có tiền sử sảy thai thì chạy bộ nhẹ nhàng không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương khớp cũng như dây chằng.

Lời khuyên của các chuyên gia là phụ nữ mang thai có thể chạy bộ nhẹ nhàng bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Tuy nhiên không nên chạy bộ ngoài trời nếu thời tiết nắng nóng. Việc sử dụng máy chạy bộ tại nhà hoặc đi bộ với máy trong các khu chức năng chuyên về máy tập thể dục công viên, dưới bóng râm sẽ tốt hơn. Ngoài ra cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể; Phụ nữ mang thai cũng thường bị nóng hơn so với người thường.

nhung-lam-tuong-ve-the-duc-trong-thai-ky-3

#5: Không nên áp dụng các bài tập cơ bụng

Khi mang bầu các cơ bụng kéo dài từ xương ngực đến xương mu sẽ phải nâng đỡ gần như trọng lượng của bào thai và nước ối. Nếu các cơ này yếu thì cơ vùng lưng sẽ phải chịu nhiều tác động hơn để bảo vệ cột sống, người mẹ sẽ bị chứng đau lưng hành hạ thường xuyên. Tập luyện vùng bụng đúng cách sẽ giúp cơ bụng chắc khỏe hơn, nâng đỡ tốt thai nhi, giảm áp lực cho lưng, mặt khác lấy lại kích thước vòng 2 thon gọn và săn chắc sau sinh sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trong 03 tháng đầu thai kỳ việc tập bụng là không nên, còn sau đó bạn có thể tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của huấn luyện viên.

Hình thức tập thể dục an toàn cho thai kỳ

Những hình thức thể dục dưới đây được xem là an toàn cho thai kỳ, ngay cả với những người mới bắt tay vào tập luyện khi mang bầu:

hinh-thuc-tap-luyen-an-toan-khi-mang-thai

- Đi bộ: Đây là môn thể thao đơn giản. Người tập ngoài đi bộ nhẹ nhàng còn có thể sử dụng máy chạy bộ điện, kết hợp với các công việc nhà, đi chợ.

- Bơi lội: Tốt cho cơ thể vì nhiều vùng cơ tham gia vào hoạt động, trong khi đó cơ thể được nước nâng đỡ.

- Đi xe đạp: Cũng như đi bộ, các bạn có thể đạp xe ngoài trời, sử dụng xe đạp tập thể dục tại nhà hoặc phòng gym.

- Aerobic: Môn thể dục này rất tốt cho tim và phổi.

hinh-thuc-tap-luyen-an-toan-khi-mang-thai-2

Bên cạnh các môn thể thao được khuyến khích như trên thì cũng có những môn mà bà bầu không nên tập:

- Trượt tuyết xuống dốc: Nguy cơ mất thăng bằng cao và dễ bị ngã, chấn thương, chưa kể cơ thể có thể bị thiếu dưỡng khí khi ở độ cao lớn, không khí loãng, ít oxy.

- Các môn thể thao đối kháng: Bóng đá, bóng rổ.

- Lặn: Nhất là lặn sâu như lặn biến khiến cho bị bệnh khí ép. Đây là một tình trạng nguy hiểm do sự thay đổi áp xuất ở xung quanh cơ thể.

Những lưu ý khi tập thể dục trong thai kỳ

Một số biến đổi trong cơ thể khi mang thai có thể khiến cho một số hoạt động trở nên không an toàn với mẹ bầu cũng như thai nhi. Để tập luyện thể dục ngoài trời an toàn các bạn nên tuân thủ một số hướng dẫn sau:

luu-y-tap-the-duc-khi-mang-thai-1

- Không nên tập lưng trong 03 tháng đầu thai kỳ.

- Nếu bạn vẫn thường xuyên tập luyện thể thao trước khi có bầu thì khi mang thai nên giảm cường độ cũng như sức nặng.

- Nếu trước khi có bầu bạn là người ít vận động thì nên bắt đầu từ từ. Có thể chỉ cần vài phút mỗi ngày, sau đó tăng dần 5 phút mỗi tuần cho đến khi đạt khoảng 30 phút/ngày.

- Khi tập nên tránh các bài đòi hỏi tốc độ nhanh, hay động tác khó.

luu-y-tap-the-duc-khi-mang-thai-2

- Sử dụng quần áo thoáng mát để cơ thể được thoải mái. Nên sử dụng áo ngực thể thao để bảo vệ đôi gò bồng đảo tốt nhất.

- Trong quá trình tập cần lưu ý cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, nhất là khi tập ngoài trời. Bạn có thể sử dụng nước ép hoa quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Nếu có những triệu chứng như: Chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, đau ở ngực, đau đầu, co thắt tử cung, giảm cử đụng thai, rỉ dịch từ âm đạo… các bạn nên lập tức dừng tập, đi khám bác sĩ để xác định tình trạng cụ thể và được tư vấn đầy đủ.

Sau khi sinh con bạn có thể bắt đầu tập luyện trở lại. Bắt đầu với việc đi bộ nhanh vài buổi trong tuần để tăng cường thể lực, sau đó có thể làm quen với cường độ cao hơn khi cảm thấy cơ thể sẵn sàng. Các bài tập ngoài trời với không khí trong lành và ánh nắng sẽ mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Phụ nữ có thai có nên tập thể dục không? Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về những lợi ích của thể thao nói chung và vận động ngoài trời đối với sức khỏe của bà bầu, từ đó áp dụng và chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình tốt hơn.

Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến thể dục thể thao, hay có nhu cầu trang bị các loại máy tập gym tại nhà, máy tập thể dục ngoài trời hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Daiviet Sport hiện cung cấp các sản phẩm thể thao chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc, sản phẩm chính hãng, được bảo hành dài hạn, trong đó có nhiều thiết bị phù hợp với bà bầu, hỗ trợ đắc lực việc tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động!

 

 

 

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...