Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân Parkinson

20/09/2023 10:32

Parkinson là một bệnh lý có liên quan tới sự thoái hóa của chức năng thần kinh não, khiến cho tế bào não bị thoái hóa, thiếu hụt dopamine. Người bệnh không có đủ dopamin trong não do một số tế bào thần kinh có khả năng tạo ra chất này đã chết. Bệnh gây ra các rối loạn liên quan tới khả năng vận động, khiến người bệnh cử động khó khăn, giữ thăng bằng cũng như kiểm soát cơ. Nhiều trường hợp còn bị mất đi chức năng vật lý thông thường.

Thống kê cho thấy ở Việt Nam có khoảng hàng triệu người bị mắc bệnh này. Tỉ lệ người bị tử vong do bệnh cũng ở mức tương đối cao và đang có dấu hiệu gia tăng. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về phương pháp Phục hồi chức năng cho bệnh nhân Parkinson nhé.

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

nguyen-nhan-gay-benh-parkinson

Một số yếu tố được cho là liên quan tới nguy cơ bị bệnh Parkinson gồm:

- Tuổi tác: Càng có tuổi thì lượng dopami ở trong cơ thể càng suy giảm nhiều và nhanh hơn.

- Môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như: Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu…

- Chấn thương sọ não: Những người có tiền sử bị chấn thương sọ não có nguy cơ bị Parkinson cao hơn người thường.

- Di truyền: Một số trường hợp bị Parkinson được cho là có liên quan tới yếu tối di truyền. Nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh này thì nguy cơ bị mắc bệnh của các thành viên cũng cao hơn.

Các giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson được chia thành 5 giai đoạn chính:

cac-giai-doan-benh-parkinson

1. Xuất hiện các triệu chứng tại một bên cơ thể

Ở giai đoạn đầu tiên này, các triệu chứng của bệnh Parkinson chưa được bộc lộ rõ rệt, người bệnh chỉ có thể cảm nhận được những cơn tê và run nhẹ xảy ra ở 1 bên cơ thể, thỉnh thoảng lại bị co cứng. Bệnh chưa có sự ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, do đó, nhiều người không biết mình bị mắc bệnh, hoặc chủ quan không tới bệnh viện khám.

2. Xuất hiện các triệu chứng tại hai bên cơ thể

Tới giai đoạn 2, người bệnh có thể cảm nhận được các dấu hiệu rõ rệt hơn. Cơ ngày càng co cứng khiến bệnh nhân khó cử động, dáng đi có sự thay đổi. Tay, chân, các bộ phận khác ở 2 bên cơ thể bắt đầu run, lắc nhiều hơn. Gương mặt ít có biểu cảm do các cơ bị căng cứng. Thời giai để tiến triển từ giai đoạn 1 sang 2 là từ vài tháng tới vài năm.

3. Giảm phản xạ vận động và khó giữ thăng bằng

Ở giai đoạn này người bệnh bắt đầu gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như khó giữ thăng bằng, dễ té ngã. Các triệu chứng run lắc cũng mạnh hơn. Mặc dù vậy, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng bệnh ở giai đoạn 3 sẽ được cải thiện và giảm thiểu đáng kể.

cac-giai-doan-benh-parkinson-2

4. Người bệnh bị hạn chế vận động

Người bệnh không còn khả năng thực hiện các vận động trong sinh hoạt hàng ngày do cơ bị căng cứng. Các cử động trở nên chậm chạp, và người bệnh cũng chỉ có thể đứng được trong một khoảng thời gian ngắn. Ở giai đoạn này người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, chỉ đi được 1 đoạn ngắn ngay cả khi được hỗ trợ, chăm sóc từ người xung quanh.

5. Không thể tự đi lại

Đây được xem là giai đoạn trầm trọng nhất của bệnh Parkinson. Bệnh nhân bị run chây tay nhiều, cơ bắp cứng, không thể tự đi lại. Hầu hết người bệnh ở giai đoạn này phải nằm liệt giường hoặc cần tới xe lăn, phụ thuộc vào người thân. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị cũng rất ít tác dụng.

Vai trò của phục hồi chức năng với người bệnh Parkinson

phuc-hoi-chuc-nang-benh-parkinson

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bệnh áp dụng phương pháp phục hồi chức năng thông qua các bài tập vận động trị liệu ngày càng cao. Theo các chuyên gia: Trong cả 5 giai đoạn của bệnh thì vật lý trị liệu đều có tác dụng. Do chức năng vận động của người bệnh suy giảm nên việc tập luyện là cần thiết.

Bài tập trị liệu giúp người bệnh có thể tăng cường khả năng vận động, tăng tính tự lập, giảm sự phụ thuộc vào người thân. Nó cũng giúp người bệnh đi lại, cầm nắm mọi thứ dễ dàng hơn.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh đã có triệu chứng run tay chân, căng cứng cơ bắp. Tuy nhiên chưa thực sự rõ ràng và chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh. Các bài tập sẽ giúp người bệnh tăng cường khả năng đề kháng, chống lại sự tiến triển của bệnh.

Ở những giai đoạn cuối, bệnh năng hơn, vận động trị liệu gúp người bệnh bù đắp lại chức năng vận động vốn có.

phuc-hoi-chuc-nang-benh-parkinson-2

Một số phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến cho người bệnh Parkinson là:

- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt bức xạ hoặc dần truyền, có tác dụng giảm co cứng.

- Kỹ thuật treo: Giúp nâng đỡ, hỗ trợ toàn thân và thư giãn.

- Chuyển động theo nhịp: Hỗ trợ các cơ quan hoạt động linh hoạt hơn, giảm thụ động.

- Tập luyện thông qua các tư thế cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhìn chung, các bài tập vận động, biện pháp trị liệu được áp dụng giúp bảo vệ thần kinh, cải thiện chức năng tim phổi, cải thiện tư thế vận động cũng như khả năng cân bằng cơ thể cho người bệnh.

Một số bài tập phục hồi cho bệnh nhân Parkinson

Người bệnh nên thực hiện các bài tập vận động trị liệu từ sớm sẽ rất có lợi, do bệnh chưa có triệu chứng rõ rệt và cũng chưa tác động đáng kể tới sức khỏe. Những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tốt.

bai-tap-phuc-hoi-benh-parkinson

Bài tập với tư thế ngồi ghế

- Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế, chống 2 tay lên ghế, từ từ nhấc người lên rồi hạ xuống về vị trí cũ. Thực hiện 3 - 4 lần.

- Xoay cơ thể sang trái hoặc phải từ 2 tay.

- Sử dụng 1 tay vắt qua bên kinh, tay còn lại thả lỏng, mắt hướng theo tay. Đổi tay và lặp lại động tác 3 - 4 lần.

Bài tập trong tư thế bò

Các tư thế bò mà người bệnh có thể thực hiện gồm:

- Bò lên, bò xuống phía sau.

- Đặt cơ thể trong tư thế bò, tiếp đó nhấc từng tay và từng chân, thực hiện nhiều lần.

- Vẫn đặt cơ thể trong tư thế bò, cùng lúc nhấc tay và chân ở bên đối diện lên.

Bài tập trong tư thế đứng

- Người bệnh dùng 2 quả bóng tennis, tung lên và đỡ từng quả.

- Hai tay cầm cậy, cố định gậy trong khi xoay duỗi thân qua trái, phải.

- Đi bộ trong tư thế 2 tay chuyển động tương đối mạnh, gập gối cao.

- Tập chạy nhịp nhàng tại chỗ.

Một số lưu ý khi tập phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson

luu-y-khi-tap-phuc-hoi-benh-parkinson

- Nhìn chung các bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh Parkinson khá đơn giản và có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh nên thực hiện theo nhịp sẽ tốt hơn.

- Người tập nên thực hiện nhẹ nhàng, hít thở sâu, và giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái.

- Ngoài tập luyện thì bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tuân thủ việc dùng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi có những triệu chứng của bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn một số thông tin quan trọng về Phục hồi chức năng cho bệnh nhân parkinson. Nếu còn thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng chính hãng, cao cấp, đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết !

Xem thêm:  dụng cụ tập vật lý trị liệu

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...