Người bệnh tâm thần là những người có biểu hiện khác biệt về lời nói và hành vi so với những người bình thường. Người bệnh không nhận thức được khuyết tật của mình, khả năng thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày bị giảm sút. Tình trạng bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau một khoảng thời gian. Người bệnh tâm thần đôi lúc cũng có biểu hiện bình thường như trước khi bị bệnh.
Trong nội dung này các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần nhé.
Phát hiện tình trạng bệnh tâm thần
Người bệnh tâm thần thường có các biểu hiện sau:
- Nhức đầu, mất ngủ, tính nết thay đổi.
- Vui buồn thất thường, lúc múa hát hoặc nói năng ầm ĩ, lúc buồn rầu, ủ rũ không nói gì.
- Nghe có tiếng nói hoặc nhìn thấy những hình ảnh không không tồn tại trong thực tế.
- Tự cho mình có tài năng xuất chúng hoặc ám ảnh có bị người khác theo dõi, ám hại.
- Lên cơn kích động hoặc nằm im, không chịu ăn uống.
- Trí tuệ bị rối loạn.
- Không chịu tắm giặt trong thời gian dài.
- Tự nói chuyện và không cho người khác nói, nói lời vô nghĩa.
- Không muốn tiếp xúc với người khác, chơi đùa một mình.
- Khóc một mình vô cớ.
- Không nói, ủ rủ, lầm lũi, trầm cả.
Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần
Can thiệp y tế
Người bệnh cần được uống thuốc đủ liều và đủ thời gian; Đảm bảo người bệnh có đủ thuốc điều trị và chắc chắn họ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.
Cán bộ y tế hẹn người nhà đưa bệnh nhân đến khám vào những ngày nhất định trong tháng.
Thời gian điều trị thuốc thường kéo dài trong 2 năm cho đến khi hết các triệu chứng.
Hướng dẫn sinh hoạt hàng ngày
Những hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày cũng có tác dụng giúp cho người bệnh tâm thần phục hồi tốt hơn. Những công việc được thực hiện đều đặn trong ngày giúp người bệnh tập trung sự chú ý vào việc giảm thiểu hành động bất thường. Gia đình có thể nhắc nhở để người bệnh đi tắm, vệ sinh thân thể, chải tóc, thay quần áo… Với những người thể nhẹ có thể khuyến khích họ tham gia vào các công việc nội trợ đơn giản, nhưng vẫn cần phải giám sát và hỗ trợ khi cần. Không nên để người bệnh làm một việc gì đó lâu, thay vào đó nên nghỉ giải lao thường xuyên.
Hướng dẫn người bệnh các sinh hoạt đơn giản hàng ngày như chăm sóc vệ sinh, ăn uống là cần thiết vì người bị tâm thần có nhân cách thay đổi không còn khả năng tự chăm sóc được cho bản thân. Cần huấn luyện cho người bệnh từ ăn uống vì họ thường ăn không đúng lúc, ăn nhưng thức ăn cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Người bệnh tâm thần thường không chú ý đến cách ăn uống nên hay làm đổ nước uống, thức ăn, làm bẩn quần áo. Do đó, cần hướng dẫn họ thói quen ăn uống, vệ sinh, ăn cơm chung cùng với gia đình.
Hướng dẫn cho bệnh nhân giữ vệ sinh cũng rất cần thiết và quan trọng vì họ thường xuyên bẩn thỉu, lôi thôi do không còn biết lo lắng đến vấn đề vệ sinh nữa. Người nhà cần hướng dẫn cho họ biết làm những việc đơn giản như tắm rửa, đánh răng, chải đầu, rửa tay trước khi ăn, tự đi đại tiểu tiện.
Người bệnh thường mặc quần áo và trang phục bẩn thỉu, do đó cần huấn luyện cho họ trở lại với cách ăn mặc hợp vệ sinh như trước khi bị bệnh.
Phục hồi chức năng trong lĩnh vực kinh tế
Thuyết phục người bệnh trở lại vai trò cũng như trách nhiệm với gia đình và cộng động; Càng tham gia sinh hoạt sớm thì khả năng phục hồi càng nhanh.
Làm cho người bệnh quan tâm đến cuộc sống và giữ chủ động trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Với người bệnh nhẹ, nên khuyến khích và tìm cho họ công việc phù hợp để có thu nhập.
Điều trị tâm lý và tư vấn
Nhìn chung, việc tiếp xúc với người bệnh tâm thần phải có nghệ thuật. Trước tiên chúng ta cần phải cố gắng tìm hiểu xem họ thích gì, thích trò chuyện với ai, tìm ra giải pháp để họ uống thuốc đều đặn.
Sự dịu dàng, yêu thương, thông cảm là rất quan trọng đối với người nhà, làm cho người bệnh tin tưởng, hợp tác và có thái độ tích cực. Hãy biểu lộ mong muốn chân thành muốn giúp đỡ người khuyết tật. Sự từ chối của gia đình, bạn bè khiến cho người bệnh trở nên nghi ngờ, thậm chí tỏ thái độ thù địch, tấn công.
Việc cần làm trong một số tình huống khẩn cấp với bệnh nhân tâm thần
Khi thấy người bệnh tâm thần có biểu hiện bất thường cần liên hệ ngay với nhân viên y tế. Trong khi chờ đợi hoặc nhân viên y tế ở xa, không tới được thì gia đình, những người khác trong cộng đồng cần chú ý một số điểm sau:
1. Với những người có biểu hiện đa nghi, thiếu thân thiện, có ý nghĩ bị ám hại, luôn đề phòng và cảnh giác với xung quanh, hoang tưởng thì cần:
- Không cãi lộn hay tranh luận với người bệnh, không có gắng chứng minh rằng họ sai.
- Thay đổi tình thế bằng cách chuyển sang các chủ đề không liên quan tới những vấn đề mà người có dấu hiệu tâm thần không bình thường đang chú ý.
- Tỏ ra thân thiện, tuyệt đối không nổi nóng.
- Không nói nhỏ, nói thầm với người khác ở trước mặt người bệnh tâm thần.
- Không nói hoặc làm gì sau lưng người bệnh.
2. Với những người bệnh đang ở trong trạng thái phấn khích, đi lại liên hồi, ngồi không yên thì cần:
- Không cố gắng kìm giữ họ.
- Gọi tên người bệnh để thu hút sự chú ý.
- Nhẹ nhàng khuyên nhủ người bệnh nghỉ ngơi.
- Cố gắng thuyết phục họ giúp bạn một việc gì đó đơn giản, chẳng hạn như đóng – mở cửa sổ…
3. Với những người có biểu hiện không muốn tiếp xúc, không cho người khác lại gần cần:
- Tiếp cận đối tượng một cách từ từ và nhẹ nhàng, giữ khoảng cách an toàn và giao tiếp bình thường.
- Bắt đầu nói chuyện từ những điều đơn giản nhất, ví dụ những đồ vật ở xung quanh, nếu có đáp ứng thì có thể tiếp tục nói những chuyện khác.
- Nếu như đối tượng không nói nữa thì hãy cố gắn thuyết phục họ trả lời. Trường hợp đối tượng có dấu hiệu kích động thì nên ngừng nói chuyện, cảm ơn và để họ nghỉ.
- Hãy nhắc lại những đối thoại ngắn nhiều lần cho tới khi đối tượng chịu để cho bạn lại gần và nói với bạn về những suy nghĩ, cảm nhận của họ
- Nên thường xuyên để mắt và quan sát người bệnh để hỗ trợ kịp thời.
- Chăm sóc cho người bệnh ăn uống tốt.
4. Với những người bệnh so thái độ hung hăng, đập phá:
- Bình tĩnh giao tiếp, không để lộ bản thân sợ hãi, nhanh chóng tìm sự trợ giúp từ những người khác nữa.
- Nhẹ nhàng yêu cầu đối tượng ngừng việc đập phá.
- Hãy chú ý rằng người bệnh trong lúc đó không ý thức được lời nói cũng như hành động của mình.
- Nhờ đối tượng thực hiện các công việc đòi hỏi sự tiêu hao sức lực như mang vác cặp, túi… mục đích là giảm bớt sự hưng phấn của họ.
- Không để cho đối tượng có được những công cụ sắc nhọn.
- Không tranh luận hay cãi lộn với đối tượng.
- Khi người bệnh bớt hung hăng hãy nói chuyện với họ một cách nhẹ nhàng về hành vi bất thường của họ, gợi ý những hoạt động có khả năng giúp họ xua đi sự bực dọc.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Các bạn hãy ghi nhớ và áp dụng vào thực tế cuộc sống để chăm sóc cho người nhà tốt hơn. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi năng, máy tập thể dục… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể !
Xem thêm: dụng cụ vật lý trị liệu