Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phục hồi chức năng thay khớp háng hiệu quả

16/08/2023 10:32

Khớp háng là khớp lớn nhất trên cơ thể, chịu trọng lượng lớn, thường xuyên thực hiện nhiều cử động phức tạp; Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bộ phận này rất dễ bị tổn thương. Nếu như bạn đang có kế hoạch phẫu thuật khớp háng, hoặc vừa trải qua phẫu thuật thay khớp thì bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích liên quan tới quá trình phục hồi chức năng.

Các bạn hãy cùng tham khảo về quá trình Phục hồi chức năng thay khớp háng cho người bệnh dưới đây nhé.

Cải thiện tình trạng thể chất trước khi phẫu thuật thay khớp háng

phuc-hoi-chuc-nang-thay-khop-hang

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trước khi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng là bạn phải cải thiện tình trạng thể chất của bản thân, tạo điều kiện tốt nhất cho ca phẫu thuật thành công. Các bác sĩ đưa ra khuyến cáo:

- Nên ngừng việc hút thuốc cũng như uống rượu.

- Duy trì hoạt động thể chất đều đặn để nâng cao sức khỏe, tim khỏe mạnh.

- Áp dụng vật lý trị liệu, nhất là các bài vận động trị liệu để tăng sức mạnh cơ, giảm đau.

- Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống cân bằng, giảm cân để giảm áp lực lên khớp háng.

Chuẩn bị môi trường trong nhà để trở về an toàn sau phẫu thuật

Khoảng thời gian vài tuần đầu sau phẫu thuật thay khớp háng, khả năng vận động của bạn bị hạn chế. Do đó, trước khi việc này xảy ra bạn nên chuẩn bị sẵn môi trường trong nhà, loại bỏ các vật có thể là chướng ngại, tiềm ẩn nguy cơ té ngã, tai nạn. Cụ thể:

phuc-hoi-chuc-nang-thay-khop-hang-2

- Tháo thảm trải sàn, thảm tấm trên sàn nhà.

- Đảm bảo sàn phòng tắm, nhà bếp không trơn trượt.

- Chỗ ngồi vệ sinh đủ cao để giữ cho khớp háng cao hơn khớp gối.

- Sắp xếp lại không gian nhà bếp để có thể đứng nấu ăn.

- Tránh để các vật dụng trên sàn nhà.

- Bố trí ghế ngồi thoải mái.

- Chuẩn bị 1 chiếc giường cá nhân ở tầng trệt để không cần phải lên – xuống cầu thang nhiều.

- Sử dụng các loại giày dép dễ mang, có đế được làm từ cao su để tránh trơn trượt.

Tại sao cần phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng ?

Chương trình phục hồi chức năng thường được bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật để bạn có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, chủ động trong công việc và sinh hoạt. Các chuyên gia trị liệu sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát cơn đau hiệu quả, tăng cường sức mạnh cơ, cải tiện dáng đi, có thể tự di chuyển và làm các công việc đơn giản hàng ngày.

phuc-hoi-chuc-nang-thay-khop-hang-3

Trong quá trình phục hồi chức năng bạn cũng được học các kiến thức chung về cách bảo vệ khớp háng cùng với một chương trình luyện tập riêng biệt cho từng cá nhân.

Các bước đầu tiên của phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng gồm:

- Đặt tư thế thoải mái, an toàn.

- Kiểm soát cơn đau và sưng.

- Tập đứng và di chuyển với dụng cụ hỗ trợ (như nạng, khung tập đi).

- Học cách cử động để tránh bị trật khớp háng.

- Tăng cường vận động cơ, khớp.

Ở thời điểm ban đầu, phục hồi chức năng cho người bệnh thường diễn ra tại các cơ sở trị liệu với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn. Sau khi đã nắm vững cơ bản thì người bệnh sau phẫu thuật có thể tự thực hành tại nhà, định kì tái khám để xác định mức độ hồi phục cũng như được áp dụng các điều chỉnh phù hợp.

Nên làm gì để đẩy nhanh tốc độ hồi phục ?

phuc-hoi-chuc-nang-thay-khop-hang-4

Sự hồi phục của bệnh nhân sẽ tiến triển theo thời gian. Để đẩy nhanh quá trình này các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Tránh các hoạt động gắng sức.

- Tránh mọi tư thế cũng như động tác không được chuyên gia trị liệu cho phép.

- Tập vận động trị liệu theo đúng hướng dẫn, không quá sức.

- Nếu bị đau và sưng ở khớp háng thì các bạn có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách nâng chân lên cao, kết hợp với chườm lạnh.

- Tránh ngồi lâu một chỗ, thay vào đó nên tập đi bộ theo từng quãng ngắn.

Người bệnh sau phẫu thuật có nguy cơ bị té ngã cho tới khi các chức năng của chân, đùi, khớp háng phục hồi hoàn toàn. Do đó, không nên thực hiện các hoạt động như ra khỏi giường, lên xuống cầu thang một mình khi chưa có sự đồng ý từ chuyên gia trị liệu.

Phòng ngừa trật khớp háng tái hồi sau phẫu thuật

phuc-hoi-chuc-nang-thay-khop-hang-5

Theo các bác sĩ, người bệnh trong 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật vẫn có nguy cơ bị trật khớp háng nếu không tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Các nguy cơ sẽ giảm dần nếu áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng phù hợp. Để tránh bị trật tái hồi thì các bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

- Không được gập khớp háng quá 90 độ trong khi ngồi hoặc cúi người ra đằng trước.

- Không xoay chân phẫu thuật vào bên trong.

- Không bắt chéo chân phẫu thuật lên cao hoặc xuống dưới chân lành.

- Trong khi nằm và khi ngủ: Khi nằm ngửa không bắt chéo chân. Khi nằm nghiêng nên đặt 1 chiếc gối mềm giữa hai đầu gối, nằm nghiêng về bên không phẫu thuật.

- Khi lên hoặc xuống giường: Nên rời khỏi giường bằng bên chân phẫu thuật, giữ 2 đùi cách xa, di chuyển chân khỏe ra mép giường, nâng cơ thể lên từ từ bằng cách đặt 2 tay ở phía sau khớp hông.

phuc-hoi-chuc-nang-thay-khop-hang-6

- Khi lên giường: Ngồi ở cạnh giường, đẩy khớp hông ra phía trước và giữ 2 chân thẳng, dùng 2 tay đặt cơ thể lên giường rồi nằm xuống. Lưu ý không xoay chân phẫu thuật, không ngồi ở cánh giường và đặt môn ở vị trí thấp hơn so với khớp gối.

- Khi ở tư thế ngồi: Ngồi với tư thế khớp háng cao hơn so với khớp gối. Không gập khớp háng quá 90 độ, không ngồi xổm, không bắt chéo chân phẫu thuật lên chân lành.

- Khi ngồi xuống hoặc đứng lên: Khi đứng lên, ngồi sát mét ghế, đặt chân không phẫu thuật ra sau, chân phẫu thuật đư ra trước, chống 2 tay vào tay ghế để đứng lên. Còn khi ngồi xuống thì các bạn lùi về sau tới khi chạm ghế, đưa chân phẫu thuật ra trước, nắm tay vịn và đặt chân không phẫu thuật ra sau, từ từ ngồi xuống. Tuyệt đối không gập người ra trước khi đứng lên – ngồi xuống.

- Khi ở tư thế đứng: Nên xoay đồng thời cả bàn chân và cơ thể, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ theo đề nghị của chuyên gia trị liệu. Không xoay chân phẫu thuật vào trong khi đang đặt trọng lực lên chân đó, không gập người để lấy các vật dụng ở trên sàn.

Khi nào cần liên hệ với chuyên gia trị liệu

phuc-hoi-chuc-nang-thay-khop-hang-7

Trong quá trình áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng sau thay khớp háng các bạn hãy liên hệ với chuyên gia trị liệu khi xuất hiện các triệu chứng sau:

- Khớp háng bị đau nhiều hơn sau khi áp dụng các bài tập.

- Chân bị sưng đau sau tập luyện.

- Không thể tập luyện theo khuyến nghị.

- Có ý định thực hành các hoạt động thể chất mới.

- Cảm thấy khớp háng cứng hoặc khó chịu hơn bình thường.

- Cần thêm lời khuyển để thực hiện các hoạt động thường ngày.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn những điều cần biết về Phục hồi chức năng thay khớp háng. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Daiviet Sport cung cấp các loại máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng chính hãng, bao gồm thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, giường kéo giãn bằng cơ, điện… chính hãng, đáp bảo chất lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu tập luyện, phục hồi chức năng !

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...