Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Tập vật lý trị liệu tay, ngón tay, cổ tay cho người tai biến

06/03/2023 08:48

Tin liên quan

Máy tập vật lý trị liệu cho người tai biến phổ biến nhất

Dụng cụ tập vật lý trị liệu chân cho người tai biến

Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ não; Đây là một bệnh xảy ra khi quá trình cung cấp máu và oxy lên não bị ngừng đột ngột, khiến tế bào não chết, các vùng ở trên não bộ bị tổn thương. Tai biến có 2 loại là: Nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch).

tai-bien-mach-mau-nao

Tai biến mạch máu não rất nguy hiểm do tỉ lệ tử vong cao. Những trường hợp qua khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề, nặng nhất là méo miệng, liệt chi, cuộc sống và sinh hoạt phải phụ thuộc vào người nhà.

Việc phát hiện và điều trị kịp thời khi xảy ra đột quỵ là vô cùng quan trọng. Càng để lâu thì mức độ rủi ro càng lớn. Bên cạnh đó, việc phục hồi chức năng cho người bệnh sớm cũng giúp nhanh chóng trở lại với công việc và cuộc sống. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về Tập vật lý trị liệu tay, ngón tay, cổ tay cho người tai biến.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Tai biến mạch máu não không tự nhiên sinh ra mà nó có căn nguyên từ kết quả của các bệnh có sẵn ở bên trong cơ thể mà ra. Một số nguyên nhân cơ bản gồm:

nguyen-nhan-tai-bien-mach-mau-nao

- Cao huyết áp: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não. Bệnh khiến tăng tác động máu lên thành mạch, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình máu và oxy lên não. Thống kê cho thấy những người bị cao huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2.5 lần so với người bình thường.

- Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa hình thành và bám vào thành mạch máu, mảng bám dần trở nên dày hơn theo thời gian và gây hẹp động mạch, khi bong ra sẽ gây cản trở lưu thông máu khiến cho lượng máu lên não giảm sút. Khi các mảng bám bong ra càng nhiều thì lượng máu cung cấp tới các cơ quan trong đó có não giảm dần, tình trạng tai biến cũng xuất hiện.

nguyen-nhan-tai-bien-mach-mau-nao-2

- Bệnh lý tim mạch: Tim làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu tới các cơ quan. Khi có bệnh lý tim mạch thì quá trình co bắp cung cấp máu đến các cơ quan sẽ bị cản trở, không được đáp ứng đầy đủ, từ đó gây ra đột quỵ.

- Chảy máu não: Hiện tượng này xảy ra khi các mạch máu làm nhiệm vụ đưa máu lên não bị vỡ, máu không được chuyển tới nuôi não mà chảy tràn ra và chèn ép não. Những tác động này sẽ gây ra tai biến não và nguy hiểm cho sức khỏe.

Quá trình tập vật lý trị liệu tay, ngón tay, cổ tay cho người tai biến

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này là các bài tập nhẹ nhàng, giúp người bệnh vận động được tay ở bên liệt.

vat-ly-tri-lieu-tay-cho-nguoi-tai-bien

- Tập nghiêng qua 2 bên: Người bệnh nằm ngửa, người nhà giúp bệnh nhân nâng tay lên, đưa ra phía trước rồi lăn sang bên lành. Sau đó đổi bên, nâng tay và lăn sang bên bị liệt.

- Tập vận động tay, vai: Người bệnh nằm ngửa, đan các ngón ở hai bàn tay vào nhau. Ngón cái bên liệt thì ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra phía đằng trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống dưới chân, càng xa càng tốt.

Giai đoạn sau

vat-ly-tri-lieu-tay-cho-nguoi-tai-bien-2

- Hoạt động tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như: Nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động ở trên nệm, tập lăn, tập chuyển từ tư thế nằm sang chống tay, và tập đứng lên... Có tác dụng giảm tình trạng co cứng cơ. Trong khi tập thì người bệnh cần chú ý kết hợp thở sâu.

- Phòng ngừa co rút khớp vai: Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, cài các ngón tay ở 2 bàn tay vào nhau, ngón cái bên liệt ở bên ngoài ngón cái tay lành. Thực hiện duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên qua đầu cho tới khi chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.

Phòng ngừa co rút cho khuỷu tay, cổ tay và ngón tay

vat-ly-tri-lieu-tay-cho-nguoi-tai-bien-3

- Bài tập 1: Người nhà giúp người bệnh đứng ở cạnh bàn cài các ngón tay vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và táp lòng xuồng mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía đằng trước để dồn trọng lượng lên cả 2 tay cho tới khi toàn bộ khớp cổ tay duỗi ra tối đa.

- Bài tập 2: Người bệnh ở tư thế ngồi. Sử dụng tay lành để duỗi các ngón tay ở bên liệt, làm duỗi cổ tay, sau đó đặt xuống mặt giường cạnh thân. Sử dụng tay lành giữ khớp khuỷu tay của bên liệt và duỗi thẳng, đồng thời nghiêng người sang bên bị liệt để dồn trọng lượng lên tay này.

Vật lý trị liệu tay với thiết bị phục hồi chức năng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thiết bị tập phục hồi chức năng khác nhau. Có thể cung cấp một hoặc nhiều bài tập.

Vat-ly-tri-lieu-tay-KZ-401

- Bài tập quay tay: Thường được thực hiện trên thiết bị phục hồi chức năng kz-301 và KZ-401. Người bệnh ngồi trên thiết bị, đưa tay ra nắm lấy phần tay cầm ở đằng trước. Từ từ quay theo chiều tiến tới trước hoặc lùi về sau. Có thể điều chỉnh núm kháng lực để tăng thêm độ nặng cho các bài tập khi đã quen.

- Bài tập kéo ròng rọc: Bài tập này cũng thường được thực hiện trên thiết bị phục hồi chức năng KZ-401 và KZ-301. Người bệnh ngồi trên thiết bị, đưa tay lên nắm lấy phần tay cầm hình móng ngựa ở phía trên. Có thể nhờ người nhà cố định bên tay yếu vào tay cầm nhờ vào dây đai đi cùng thiết bị. Từ từ kéo 1 bên tay xuống, sau đó nhả ra và kéo về bên kia (hoặc nhả ra để trọng lượng của bên tay yếu kéo xuống), cứ thế kéo qua kéo lại.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến

Việc điều trị Phục hồi chức năng thông qua Vật lý trị liệu cho bệnh nhân sau tai biến là tối quan trọng. Quá trình này nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, thường thì những người trẻ hoặc tổn thương nhẹ sẽ phục hồi nhanh hơn là những người lớn tuổi hoặc tổn thương nặng.

phuc-hoi-chuc-nang-benh-tai-bien

Tập vật lý và vận động trị liệu giúp người bệnh phục hồi lại chức năng vận động, duy trì lực của cơ và lưu thông khí huyết tốt hơn. Bệnh nhân cần tập bên bị liệt và cũng được khuyến khích tập cả bên còn lại để tăng cường sức mạnh cơ. Nếu không duy trì hoạt động thì người bệnh có nhiều khả năng bị cứng khớp, teo cơ.

Đối với người bệnh đột quỵ bị di chứng liệt nửa người thì việc chăm sóc đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm khác như: Tình trạng viêm loét do nằm lâu, viêm phổi, trầm cảm… Thời gian hồi phục tốt nhất là trong năm đầu tiên. Người bệnh cần được luyện tập từ từ các động tác từ đơn giản tới phức tạp, bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

phuc-hoi-chuc-nang-benh-tai-bien-2

Trên đây là một số chia sẻ về Tập vật lý trị liệu tay, ngón tay, cổ tay cho người tai biến. Về cơ bản các dấu hiệu của đột quỵ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, việc đi khám sức khỏe định kỳ, làm điện tim, siêu âm, chụp cộng hưởng từ mạch máu não… cũng giúp tầm soát bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó cần phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, đường huyết cao, lipid máu… Việc bỏ thuốc lá và rượu bia, ăn nhiều hoa quả, thường xuyên thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng, giảm béo phì, từ đó góp phần giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Trường hợp muốn mua dụng cụ phục hồi chức năng, máy tập thể dục tại nhà các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport. Chúng tôi cung cấp thiết bị chính hãng, được bảo hành dài hạn, giao hàng trên phạm vi toàn quốc !

 

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...