Mang thai là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Bà bầu bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ là những lo âu để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thể trạng và tâm lý bị ảnh hưởng khiến nhiều người thắc mắc Phụ nữ có thai có nên dùng máy chạy bộ điện không ? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
Những vấn đề sức khỏe trong thai kỳ
Khi thai nhi phát triển trong tử cung, người mẹ có thể cảm nhận được những thay đổi ở bên trong cơ thể.
1. Ốm nghén
Ốm nghén biểu hiện không giống nhau giữa các bà bầu, các triệu chứng thường gặp là: Buồn nôn, buồn ngủ, mệt mỏi, bị đau đầu, táo bón, dị ứng với một số loại mùi, khẩu vị bị thay đổi. Ốm nghén nếu kèm theo tình trạng mất nước các bạn nên đi khám.
2. Chuột rút ở chân
Thai nhi phát triển khiến cho tử cung to dần, tạo ra áp lực lớn cho cơ thể, dồn xuống chân, khiến cho khí huyết lưu thông kém. Do đó, người mẹ dễ bị chuột rút. Tình trạng này cũng thường được gọi là vọp bẻ, còn có nguyên nhân khác là do lười vận động hoặc thiếu các vi chất như: Canxi, magie, vitamin D.
Để phòng ngừa chuột rút các bạn nên tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng. Cung cấp đủ dưỡng chất có cơ thể và nên tắm nắng 15 – 20 phút mỗi ngày để bổ sung thêm vitmain D cho cơ thể.
3. Phù nề ở chân
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, lượng máu của cơ thể tăng kèm theo sự chèn ép do thai nhi tăng trưởng cả về kích thước và khối lượng khiến cho bà bầu bị ứ trệ tuần hoàn ở nửa dưới cơ thể dẫn tới phù nề, thể hiện rõ nhất ở hai chân, dân gian thường gọi là hiện tượng “xuống máu”.
Tập thể dục, nhất là các động tác kéo giãn sẽ rất hiệu quả trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra các bạn cũng nên điều chỉnh giảm lượng muối trong chế độ ăn.
Ngoài ra chúng ta cũng cần phân biệt xuống máu chân do thai kỳ với các bệnh lý khác. Nếu nhận thấy bị phù nề ở cả những bộ phận khác nữa, hoặc kèm theo đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ thì các bạn nên đi khám. Bởi nếu phù kèm theo huyết áp tăng, hoặc có protein ở trong nước tiểu thì rất có thể bạn đã bị tăng huyết áp thai kì. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật.
4. Thiếu máu, giảm huyết áp khi đứng
Trong quá trình hình thành và phát triển, thai nhi hấp thu sắt từ mẹ nên bà bầu rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc tích cực ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc uống bổ sung axit folic là giải pháp cho vấn đề này. Ngoài ra các bạn cũng nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C để giúp cho việc hấp thụ sắt và tao máu cho cơ thể tốt hơn.
Cũng do nồng độ máu loãng, thiếu oxy nên gây ra tình trạng giảm huyết áp, mất cân bằng hoặc ngã khi chuyển tư thế bất ngờ. Do đó, các bạn không nên bất ngờ thay đổi tư thế, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng và từ từ.
5. Các vết rạn da
Rạn da xuất hiện khi da bị kéo căng để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Các vùng da chịu tác động nhiều nhất là ở bụng và ngực. Để hạn chế tình trạng rạn da các bạn có thể sử dụng các loại dầu và kem bôi dành cho trẻ xoa lên da. Sau khi sinh con nên sớm quay lại tập luyện thể dục thể thao để làm săn chắc da.
6. Tình trạng táo bón
Thường gặp ở cuối thai kì, nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi chèn ép vùng chậu, ảnh hưởng tới trực tràng. Táo bón mang đến nhiều vấn đề khác như: Chán ăn, mất cân bằng chức năng dạ dày và ruột, ở mức độ nặng hơn còn có thể khiến cho cơ thể bị nhiễm độc.
Các bạn có thể khắc phục tình trạng này thông qua việc uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây; Hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ; Ngoài ra nên tăng cường vận động.
7. Tiểu lắt nhắt
Tiểu rắt khiến cho mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, có khi ăn ngủ không yên. Nguyên nhân chủ yếu do thai nhi chèn vào bàng quang, nhưng cũng có thể là viêm nhiễm đường tiết niệu. Do đó, nếu thấy tiểu lắt nhắt kèm theo đau ở bụng dưới, hoặc kèm theo sốt, nóng rát mỗi khi đi tiểu thì các bạn nên đi khám.
Căng thẳng, lo âu
Ngoài những vấn đề về thể chất thì chị em phụ nữ trong thai kỳ thường xuất hiện sự căng thẳng, stress. Nguyên nhân ngoài sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể còn là sự lo lắng cho sự hình thành và phát triển của con yêu. Tâm lý này thường gặp nhất ở những người lần đầu mang thai.
Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là mẹ bầu cần giữ cho tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ. Liệu pháp massage hoặc tâp luyện thể dục thể thao cũng giúp giải tỏa tâm trạng và hỗ trợ cơ thể sản sinh ra các hóa chất có lợi, cải thiện tin thần tích cực hơn.
Chạy bộ khi mang thai có an toàn ?
Qua các thông tin ở trên chúng ta có thể nhận thấy chị em phụ nữ trong thai kì có thể gặp rất nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến sức khỏe và tinh thần. Trong đó các phương pháp phòng ngừa chủ yếu là chăm sóc bản thân tốt hơn, nhất là nên duy trì vận động để giữ sức khỏe. Điều này trái ngược với suy nghĩ của một số người rằng mang bầu thì nên hạn chế vận động, từ đó nằm hoặc ngồi nhiều và khiến cho cơ thể trở nên trì trệ hơn.
Thể dục dục thể thao trong đó có đi bộ, chạy bộ tốt và vẫn an toàn trong thai kỳ. Không gây sảy thai hay ảnh hưởng tiêu cực tới em bé. Do vậy, nếu bạn có thói quen chạy bộ trước khi mang thai thì vẫn nên duy trì hoạt động này trong thai kỳ.
Tất nhiên, mang thai sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến thói quen tập luyện. Điều quan trọng ở đây là cần điều chỉnh hoạt động tương thích với thể trạng của bản thân, như chọn tốc độ, thời gian tập phù hợp.
Lợi ích của chạy bộ khi mang thai
- Cải thiện hệ cơ, xương khớp: Chạy bộ giúp cho cơ bắp chắc khỏe, khớp linh hoạt hơn, hoạt động ổn định và trơn tru.
- Tốt cho tim mạch và hô hấp: Chỉ với 10 phút chạy bộ mỗi ngày ở tốc độ vừa phải đã giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch.
- Tăng cường chức năng bài tiết: Chạy bộ giúp cơ thể đào thải bã nhờn cũng như đưa độc tố ra bên ngoài.
- Cải thiện não bộ: Chạy bộ giúp tăng cường tế bài thần kinh, giúp tập trung và ghi nhớ tốt hơn.
- Phòng tránh nguy cơ bệnh tật: Trong thai kì nhiều mẹ có xu hướng ăn nhiều để đủ dưỡng chất cho con, nhưng lại ít vận động khiến tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, khiến cơ thể phải chịu áp lực nhiều hơn, dễ bị tiểu đường, tăng huyết áp…
- Củng cố tinh thần, sự thoải mái: Như đã nói ở trên, chạy bộ giúp cơ thể tạo ra endorphin, serotonin… là những chất có tác dụng điều hòa cảm xúc và tạo sự hưng phấn.
Rủi ro của việc chạy bộ khi mang thai
Tập luyện thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu bà bầu tập luyện không đúng cách thì cũng có thể gặp rủi ro:
- Bị ngã: Do khi mang thai cơ thể có sự thay đổi về trọng tâm khi bụng to và đẩy trọng tâm ra trước. Điều này khiến mẹ bầu có thể bị ngã nếu chạy trên đường không bằng phẳng hoặc tốc độ nhanh.
- Chấn thương xương khớp: Do các dây chằng lỏng ra, nhất là ở khung chậu, và vùng khớp háng để chuẩn bị cho em bé ra đời thuận lợi hơn. Nên mẹ bầu rất dễ bị chấn thương ở các vùng này nếu chạy quá nhiều hoặc cường độ cao.
Phụ nữ có thai có nên dùng máy chạy bộ điện không ?
Máy chạy bộ là thiết bị thể thao phổ biến trong phòng gym và gia đình. Nó được thiết kế để mang đến cho người dùng các bài tập đi bộ, chạy bộ cũng tương tự như tập ngoài trời. Tuy nhiên, ưu điểm của máy là giúp người tập chủ động hơn, không bị phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài, không lo gián đoạn tập luyện do dịch bệnh truyền nhiễm hay giao thông khó khăn, ô nhiễm, khói bụi.
Với máy chạy người dùng có thể tập bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Trên máy được lập trình sẵn nhiều bài tập tự động cùng nhiều bài tập thủ công do người dùng thiết lập, phù hợp với thể trạng.
Sử dụng máy chạy bộ rất an toàn với khóa từ dừng băng tải khi người dùng có sự cố; Đệm giảm chấn giảm tác động của phản lực lên chân; Thảm chạy được gia cố vân kim cương chống trượt.
Trên máy chạy bộ điện còn được trang bị cảm biến và màn hình, hiển thị các thông số tập, trong đó có cả lượng calo tiêu thụ và nhịp tim, giúp người dùng điều chỉnh hoạt động tập luyện phù hợp với thể trạng và mục tiêu đặt ra.
Việc sử dụng máy chạy bộ với phụ nữ mang thai sẽ mang đến sự chủ động, có thể tập luyện tại nhà mà không lo nắng to, gió máy, cũng không lo ngại về vật cản trên đường.
Chạy bộ an toàn cho phụ nữ mang thai
Sử dụng máy chạy bộ điện rất an toàn và tiện lợi cho bà bầu. Để tăng cường hiệu quả các bạn hãy tham khảo thêm một số vấn đề sau:
- Sử dụng giày chạy tốt: Giày chạy bộ sẽ giúp bạn giảm các tác động tiêu cực lên bàn chân và cơ thể, chạy đúng kĩ thuật, tăng cường hiệu quả tập luyện.
- Trang phục phù hợp: Sẽ giúp thấm hút mồ hôi tốt và khô thoáng. Bạn nên sử dụng kèm áo ngực thể thao để nâng đỡ đôi gò bồng đảo trong khi tập. Nếu thai lớn các bạn có thể đeo băng hỗ trợ để giảm áp lực lên vùng chậu cũng như cải thiện tư thế.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Cung cấp đủ nước cả trước cũng như trong khi chạy; Nên chuẩn bị 1 chai nước nhỏ khoảng 250 ml và thỉnh thoảng lại uống 1 ngụm nhỏ.
- Kết hợp tập sức mạnh: Những bài tập sử dụng tạ có trọng lượng nhẹ sẽ giúp tăng cường sức mạnh xương khớp. Kết hợp cardio và thể hình giúp bạn khỏe mạnh và bền bỉ hơn.
- Chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể các bạn cũng nên cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể khi luyện tập thể dục thể thao.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Phụ nữ có thai có nên dùng máy chạy bộ điện không ? Lười vận động khi mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe và quá trình sinh nở. Nhưng nếu hoạt động quá sức có thể khiến cơ thể mệt mỏi. Vì thế bạn hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh việc tập luyện phù hợp với thể trạng. Máy chạy bộ cung cấp các bài tập đi bộ, chạy bộ, các bạn hãy chọn cho bản thân bài tập phù hợp hoặc tham khảo bác sĩ để được tư vấn nhiều hơn.
Nếu còn câu hỏi nào khác liên quan đến máy chạy hoặc có nhu cầu trang bị máy chạy bộ điện cho gia đình hãy liên hệ với Daiviet Sport để được cung cấp thiết bị chính hãng nhé !