Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Lựa chọn thiết bị tập luyện cho cột sống luôn khoẻ mạnh

27/02/2023 10:20

Cột sống là bộ phận vô cùng quan trọng đối với con người. Nó gồm một chuỗi các xương có hình trụ xếp chống lên nhanh, ngăn cách bởi đĩa đệm. Không chỉ giúp chúng ta xoay theo các hướng, cúi người, ngửa ra sau mà cơ quan này còn có vai trò định hình cho toàn bộ cơ thể.

Có thể nói cột sống tham gia rất nhiều vào các sinh hoạt và công việc hàng ngày. Chính vì vậy mà cũng rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho người bệnh bị đau đớn, vận động khó khăn. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về một số dụng cụ tập luyện cột sống khoẻ mạnh. Qua đó giúp các bạn chăm sóc sức khỏe tại nhà tốt hơn.

Các dụng cụ cần thiết để tập luyện cột sống khoẻ mạnh

Để giữ cho cột sống khỏe mạnh và linh hoạt đòi hỏi chúng ta phải sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

tap-luyen-cho-cot-song-khoe-manh

Vận động trị liệu được chia ra thành chủ động và thụ động. Vận động chủ động là người tập tự thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Vận động thụ động là sử dụng các thiết bị hỗ trợ để giúp người dùng thực hiện các bài tập phục hồi chức năng.

Một số dụng cụ hỗ trợ tập cột sống hiệu quả gồm: Giường kéo giãn cột sống bằng cơ; Giường kéo giãn cột sống bằng điện; Ghế phục hồi chức năng 3 trong 1; Ghế phục hồi chức năng 4 trong 1; Ghế cong tập bụng…

Giường kéo giãn cột sống bằng cơ

giuong-keo-dan-cot-song-bang-co

Giường kéo giãn cột sống bằng cơ là thiết bị tập thụ động. Gồm có giường 2 khúc (kéo giãn lưng) và 3 khúc (kéo giãn lưng và cổ). Cấu tạo tương tự như 1 chiếc giường đơn, gồm có khung bằng kim loại, ở trên là các tấm nệm.

Khi tập, người dùng nằm trên nệm, người nhà hỗ trợ thắt đai lưng hoặc đai cổ. Sau đó cho tạ vào giá để tạ. Sức nặng của tạ sẽ kéo cơ thể người bệnh giãn ra, lực tác động chủ yếu tập trung vào cột sống lưng và cột sống cổ.

Giường kéo giãn cột sống bằng điện

giuong-keo-dan-cot-song-bang-dien

Giường kéo giãn cột sống bằng điện có cấu tạo tương tự nhưng giường cơ. Tuy nhiên không sử dụng tạ mà dùng pít – tông thủy lực được lắp ở gầm giường. Sau khi nằm trên giường và cài đai, người dùng bấm nút trên remote, pít – tông sẽ đẩy dài ra hoặc thu ngắn tùy ý, giúp cột sống được kéo giãn.

Giường loại này đắt hơn so với loại sử dụng tạ, tuy nhiên tiện dụng hơn, do đó được trang bị phổ biến trong các trung tâm trị liệu phục hồi chức năng.

Ghế phục hồi chức năng 3 trong 1

ghe-phuc-hoi-chuc-nang-3in1

Đây là thiết bị tập chủ động, người dùng ngồi trên ghế và thực hiện các động tác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ghế phục hồi chức năng 3 trong 1 có cấu tạo tương tự như một chiếc ghế bình thường. Với phần để ngồi, tựa lưng và kê tay. Ở đằng trước là khung tập, người dùng có thể thực hiện các bài tập: Đạp chân, quay tay, kéo giãn tay.

Khoảng cách giữa vị trí ngồi và khung tập cũng như chiều cao khung có thể thay đổi để phù hợp với thể trạng của người dùng. Ở chỗ quay tay và đạp chân được trang bị núm kháng lực để tăng – giảm độ nặng nhẹ của bài tập.

Ghế phục hồi chức năng 4 trong 1

ghe-phuc-hoi-chuc-nang-4in1

Ghế phục hồi chức năng 4 trong 1 có cấu tạo vào chức năng gần tương tự như ghế 3 trong 1. Tuy nhiên, được thiết kế thêm cần để thực hiện bài tập kéo cổ, sử dụng tạ để tạo ra lực kéo.

Một lưu ý là trọng lượng tạ tối đa không quá 1/6 trọng lượng của người dùng để an toàn và phòng tránh chấn thương.

Nguyên nhân khiến cột sống bị đau, chấn thương

Do sự căng thẳng, quá tải

nguyen-nhan-gay-dau-cot-song

Người bệnh bị căng cơ hoặc dây chằng, co thắt các cơ ở cạnh cột sống, chấn thương cột sống do gãy xương hoặc vấp ngã, chấn thương thể thao, cố gắng nâng vật nặng quá sức hoặc không đúng cách khiến các bộ phận phải gồng lên chịu lực sau đó giãn đột ngột.

Do bất thường cấu trúc

Những dị dạng về cột sống có thể kéo dài hoặc cấp tính khiến cho hoạt động sinh lý của cột sống thay đổi và có thể dẫn tới đau lưng. Các bất thường phổ biến gồm:

nguyen-nhan-gay-dau-cot-song-2

- Vỡ đĩa đệm: Đĩa đệm có vai trò như một lò xo hấp thụ lực nằm giữa các đốt sống. Nó giúp đốt sống linh hoạt hơn, không đè trực tiếp lên nhau, cột sống có thể uốn cong và vặn xoắn. Nếu một chấn thương đủ mạnh tác động vào vùng lưng cổ có thể gây ra tình trạng vỡ đĩa đệm, ảnh hưởng tới rễ thần kinh, từ đó dẫn tới đau lưng, lan xuống các chi.

- Thoát vị đĩa đệm cột sống: Những vận động quá mức kéo dài hoặc do lão hóa cơ có thể gây ra tình trạng đĩa đệm bị di lệch, chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh. Nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây đau thần kinh tọa. Những cơn đau bắt đầu từ mông và lan xuống đùi, chân, làm suy yếu chi dưới, tê bì, mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện.

- Viêm khớp: Viêm xương khớp có thể gây ra các vấn đề cho hông, lưng dưới và nhiều vị trí khác. Trong nhiều trường hợp khối viêm khiến cho không gian ở xung quanh tủy sống bị thu hẹp dần, từ đó gây ra chứng hẹp ống sống.

nguyen-nhan-gay-dau-cot-song-3

- Thay đổi độ cong của cột sống: Nếu cột sống bị cong vẹo, biến dạng qua thời gian mà không có sự điều chỉnh sẽ dẫn tới mất thăng bằng cho các cơ, dây chằng, đĩa đệm, tiến triển thành cong vẹo cột sống vĩnh viễn. Điều đó khiến cho cột sống cong sang 1 bên, người bệnh lâm vào tình trạng đau nhức thường xuyên, kéo dài.

- Thoái hóa cột sống: Tình trạng thoái hóa đĩa đệm gia tăng theo thời gian và tuổi tác của chúng ta. Các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại tạo nên sự biến đổi trong cấu trúc cũng như khả năng chịu áp lực lên cột sống và gây đau. Thoái hóa cột sống diễn biến qua nhiều giai đoạn, ở mức độ nặng sẽ hình thành các gai xương, có thể thu hẹp ống sống, chèn ép rễ thần kinh và gây đau lưng, rối loạn chức năng thần kinh chi dưới.

Do động tác và tư thế

Đau ở cột sống cũng có thể là hệ quả của nhiều hoạt động hàng ngày bị sai tư thế hoặc nặng nhọc. Có thể kể tới:

nguyen-nhan-gay-dau-cot-song-4

- Tư thế ngồi khom lưng và bắt chéo chân khi sử dụng máy vi tính.

- Vặn xoắn cột sống quá mức khi tập luyện thể dục thể thao.

- Đẩy, kéo, nâng vật nặng không đúng cách.

- Đeo cặp, túi xách, balo quá nặng và lệch qua 1 bên.

- Đứng, ngồi trong thời gian dài.

- Căng cổ về phía trước liên tục (khi lái xe, ngồi trước ti vi, máy tính).

- Ngủ ở trên nền cứng mà không nâng đỡ tốt cho cơ thể và giữ thẳng cột sống.

Các nguyên nhân gây đau cột sống khác

Một số nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cột sống:

nguyen-nhan-gay-dau-cot-song-5

- Xẹp đốt sống: Đốt sống có hình trụ và ở bên trong là mô xương xốp. Nếu bị chấn thương mạnh có thể gây xẹp, biến dạng cấu trúc sinh lý bình thường. Ngoài ra, xẹp đốt sống do loãng xương có thể gây gù, vẹo cột sống cho người cao tuổi.

- U cột sống: Một khối u ở trên cột sống có thể đè lên dây thần kinh và dẫn tới đau lưng.

- Nhiễm trùng cột sống: đau lưng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm trùng cột sống.

- Lao cột sống: Bản chất của lao cột sống là 1 khối viêm áp xe kéo dài, ăn lan ở trong cột sống và phá vỡ cấu trúc ban đầu của bộ phận này.

Trên đây là một số chia sẻ về Các dụng cụ cần thiết để tập luyện cột sống khoẻ mạnh từ Daiviet Sport. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn nhé.

Daiviet Sport cung cấp các loại máy tập thể thao, dụng cụ phục hồi chức năng chính hãng với mức giá phải chăng !

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...