Kèo Nhà Cái 5: Trang Chủ

Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Chạy bộ chân không trên máy chạy bộ, nên hay không?

01/02/2021 01:15
Rất nhiều người có thói quen chạy trên máy chạy bộ bằng chân không, điều này liệu có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay hiệu quả của quá trình luyện tập không? Chạy bộ bằng chân không ngoài trời

Rất nhiều người có thói quen chạy trên máy chạy bộ bằng chân không, điều này liệu có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay hiệu quả của quá trình luyện tập không?

Chạy bộ bằng chân không ngoài trời

Chạy bộ bằng chân không tưởng chừng như có nhiều yếu tố nguy hiểm đến cơ thể nhưng lại là cách giúp rèn luyện sức khỏe và là một phương pháp tập luyện khá nhiều người áp dụng. Chạy bộ bằng chân không nhằm tạo cơ chế tác động lên các huyệt đạo ở gan bàn chân, giúp kích thích hệ thân kinh và các mạch máu lưu thông có lợi cho sức khỏe người luyện tập. Khi chạy việc tăng cường tiếp xúc phần lòng bàn chân cũng sẽ giúp tăng khả năng thích nghi đồng thời giúp hệ xúc giác dưới tác động của môi trường bên ngoài.
chay-bo-bang-chan-khong-1
Chạy bộ bằng chân không tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi tập luyện
Tuy nhiên, việc chạy bộ chân không trong môi trường tự nhiên sẽ có rất rất tiềm ẩn những mối nguy hiểm từ những vật thể bên ngoài môi trường có thể gây tổn thương cho lòng bàn chân như mảnh sành, đinh, ghim, mảnh kim loạ, kính vỡ, vỏ trai, vỏ hến, i, sỏi đá có cạnh sắc… thậm chí gây tai nạn chảy máu nhiễm trùng rất nguy hiểm. Việc chạy bộ tại bãi cỏ, bãi cát, hay sân tập tuy có an tâm hơn nhưng vẫn không thể đảm bảo hoàn toàn chắc chắn có vật thể lạ vương vãi ở đâu đó trong đường chạy hay không.

Chạy bộ chân băng chân không với máy chạy bộ

Chạy bộ trong nhà, trong sân nhà hoặc chạy bộ trên máy chạy bộ điện đều là phương án giúp bạn có thể kiểm soát được sự an toàn của bề mặt sẽ tiếp xúc với gan bàn chân.
Để an toàn hơn cả thì việc luyện tập với máy chạy bộ là biện pháp an toàn và tốt nhất. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích thì bạn cũng nên biết được những nhược điểm khi chạy bộ bằng chân trần.
chay-bo-bang-chan-khong-1
Bên ngoài môi trường có thể gây tổn thương cho lòng bàn chân như mảnh sành, đinh, ghim, mảnh kim loạ, kính vỡ, vỏ trai, vỏ hến, i, sỏi đá có cạnh sắc…

Những lưu ý khi chạy bộ bằng chân không trên máy chạy bộ

Theo lý thuyết thì chạy bộ chân trần trên bề mặt nào, chỉ cần an toàn thì đều có thể thực hiện được bao gồm cả việc chạy trên máy chạy bộ. Trên mặt thảm chạy bạn sẽ không bao giờ phải lo dẫm lên chướng ngại vật tuy nhiên người chạy nên nhớ rằng máy chạy bộ điện sẽ phải vận hành bằng dòng điện xoay chiều, nếu không mua các sản phẩm máy chạy bộ điện đảm bảo hoặc không kiểm tra an toàn thường xuyên rất có thể sẽ gây rò điện trên bề mặt nơi mà bàn chân tiếp xúc.
Tuy nhiên, khả năng này rất thấp đối với các loại máy chạy điện tốt nhưng cũng nên lưu ý về việc nên kiểm tra máy chạy bộ tại nhà thường xuyên nếu thường xuyên tập chạy bộ chân không trên máy.
Ngoài ra, sự ma sát giữa lòng bàn chân và thảm chạy là tương đối cao. Chính vì thế, nếu chạy ở tốc độ vừa phải sẽ không vấn đề gì nhưng nếu tăng tốc thì người tập phải chú ý hơn khi tập vì có thể nếu không cẩn thận sẽ bị trượt chân té ngã.
Thực tế, bất kể máy chạy bộ có hiệu quả không thì việc tập chạy bằng chân trần cũng không phải là tiêu chí ưu tiên của các nhà sản xuất khi thiết kế thảm chạy cho máy chạy bộ. Bài tập này vẫn chỉ là bài tập được vận dụng thêm do bạn tự chọn.
chay-bo-bang-chan-khong-1
Nếu chạy ở tốc độ vừa phải sẽ không vấn đề gì nhưng nếu tăng tốc thì người tập phải chú ý hơn khi tập vì có thể nếu không cẩn thận sẽ bị trượt chân té ngã.
Khi không có giày bảo vệ sau quá trình luyện tập rất có thể chân bạn sẽ bị đau rát, phồng rộp lòng bàn chân, các đầu ngón chân nếu tập ở cường độ tập luyện cao hoặc bàn chân của bạn không thể thích nghi với tốc độ chuyền và ma sát của thảm chạy bộ. Điều này là không kể đến những chấn thương có thể bất ngờ khiến bạn không thê rkiểm soát được do bỏ chân trần chạy máy chạy bộ chắc chắn sẽ khác hẳn so với chạy bằng đôi chân mang giày. Chính vì thế, mọi sự thay đổi cần phải được áp dụng từ từ sao cho phù hợp với mức độ nhạy cảm của gan bàn chân của bạn.
Vì vậy, việc tập chạy bộ chân không trên máy chạy bộ hoàn toàn là có thể được thực hiện nếu bạn thích. Tuy nhiên, bạn nên coi đó là các bài tập phụ để tập sức chịu đựng của lòng bàn chân và giúp kích thích các huyệt đạo. Bạn cũng cần kiểm tra máy trước khi tập, hoặc tập ở vận tốc chậm và bước đi thật cẩn trọng. Trong quá trình tập luyện bằng chân không nếu bạn cảm thấy gan bàn chân bị nóng, rát, phồng rộp thì bạn nên ngưng tập ngay để lớp da được phục hồi, hoặc để tránh để xảy ra xây xát hoặc chấn thương khi tập bằng chân không với máy. Để an toàn hơn, chạy bộ trên máy chạy bộ với giày chuyên dụng là biện pháp tốt nhất.
Chúc các bạn tập luyện an toàn và hiệu quả.

Sản phẩm khác : ghế massage toàn thân, máy tập xe đạp.
Bài viết khác

So sánh máy chạy bộ Zasami KZ-C201 và KZ-Y545M

Việc sử dụng máy chạy bộ trong luyện tập thể dục thể thao đang ngày càng phổ biến hơn do những lợi ích mà thiết bị này mang lại cho người dùng. Tuy nhiên, việc chọn máy chạy phù hợp, đáp ứng tốt nhất ...

Top 5 Máy chạy bộ bán chạy vào mùa hè 2022

Chạy bộ là hình thức vận động thể chất được nhiều người ưa chuộng và tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe, làm đẹp cơ thể. Bên cạnh việc thể dục ngoài trời thì nhiều người còn sử dụng máy chạy ...

Sự khác nhau giữa máy chạy bộ phòng gym và máy chạy bộ gia đình

Máy chạy bộ là thiết bị thể thao được sử dụng nhiều trong các hộ gia đình cũng như phòng tập gym. Sử dụng máy mang đến cho người dùng sự chủ động cùng nhiều lợi ích về sức khỏe, hình thể. Máy ...

×
Loading...