Thoái khóa khớp là một vấn đề thường gặp ở những người có tuổi. Nói như vậy không có nghĩa là những người trẻ không có nguy cơ mắc; Trong những năm gần đây, tỉ lệ người trẻ tuổi gặp các vấn đề liên quan tới thoái hóa khớp có chiều hướng gia tăng do ngồi nhiều, ít vận động, sai tư thế khi tập luyện cũng như sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Ăn uống đầy đủ kết hợp cùng với tập luyện đúng cách sẽ góp phần làm chậm và giảm tác đông của quá trình thoái hóa.
Sử dụng xe đạp tập trong nhà đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết nhé.
Hiểu về thoái hóa khớp và nguyên nhân gây bệnh
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của các tổ chức sụn, tế bào, mô mềm tại ổ khớp và quanh khớp. Tình trạng này có mối liên hệ chặt chẽ với tuổi tác, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, và đặt biệt là trên 60, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như đời sống và sinh hoạt của người bệnh.
Theo các bác sĩ, thoái hóa khớp là bệnh lỹ mãn tính về xương khớp, đặc trưng bởi tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu chất lượng hoạt dịch bôi trơn khớp. Khi thoái hóa xuất hiện, sụn dưới khớp bị bào mòn, trở nên xù xì, thậm chí là có thể nặng hơn. Một số trường hợp còn bị trơ đầu xương dưới sụn. Vùng xương dưới sụn cũng bị thay đổi cấu trúc và dẫn tới các phản ứng tạo chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thoái hóa khớp là do tuổi tác. Khi tuổi càng cao thì tình trạng thoái hóa càng trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi dẫn tới tình trạng này như: Béo phì, bệnh gút, do di truyền….
Thoái hóa khớp còn có thể là hậu quả của nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, có tiền sử chấn thương xương khớp trước đó.
Các giai đoạn của quá trình thoái hoá khớp
Bệnh thoái hóa khớp được chia thành 4 giai đoạn.
Thoái hóa khớp giai đoạn 1
Thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm với các bệnh lý đau nhức xương bình thường. Thoái khóa khớp thường bắt đầu tại đầu gối, tuy nhiên, người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường ở cả những khớp khác nữa.
Ở trong giai đoạn 1, người bệnh vẫn có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Chỉ khi vận động nhiều, đứng lên – ngồi xuống liên tục mới thấy đau. Ở trên phim chụp X-quang cũng chưa có dấu hiệu tổn thương bất thường.
Thoái hóa khớp giai đoạn 2
Ở giai đoạn này các triệu chứng đau nhẹ dần xuất hiện. Người bệnh dần cảm nhận rõ ràng hơn các triệu chứng thoái hóa khớp. Lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, bao hoạt dịch hoạt động bình thường nên các khớp vẫn được bôi trơn một cách đầy đủ và ổn định. Tuy nhiên, các gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành. Khi người bệnh vận động, các gai xương chạm vào mô trong khớp, dẫn tới người bệnh cảm thấy đau khi vận động. Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh hoặc mới ngủ dậy thì khớp càng cứng và đau hơn.
Trên phim X-quang có thể nhận thấy sụn khớp đã bắt đầu hao mòn, khe khớp hẹp hơn, xuất hiện hình ảnh của gai xương.
Thoái hóa khớp giai đoạn 3
Đây là giai đoạn mà tổn thương thoái hoá khớp trở nên rõ nét và tiến triển nhanh. Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng các cơn đau, cứng khớp, khó chịu khi vận động hàng ngày, gồm sinh hoạt, tập thể dục…
Sụn khớp bị bào mòn và vỡ ra. Xương dưới sụn dần trở nên dày ra bên ngoài, u thành cục. Các mô khớp bị viêm có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch gây viêm, gọi là viêm bao hoạt dịnh.
Ở trên hình ảnh X-quang có thể nhận thấy khe khớp hẹp rõ, nhiều gai xương có kích thước vừa, lớp sụn khớp bị bào mòn đi nhiều.
Thoái hóa khớp giai đoạn 4
Đây chính là giai đoạn thoái hóa khớp nặng và nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ ràng. Người bệnh bị cứng khớp, viêm, đau nhức dẫn tới các hạn chế về chuyển động, di chuyển khó khăn.
Trên hình ảnh X-quang dễ dàng nhận ra khe khớp bị hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn, các đâu xương khớp bị bào mòn dần và chỉ còn rất ít. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế.
Thoái hóa khớp có nên tập xe đạp?
Một số người bị thoái hóa khớp, nhất là khớp gối cho rằng không nên vận động đạp xe bởi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khớp. Tuy nhiên, ý kiến này không đúng; Các chuyên gia về xương khớp cho biết: Đạp xe là phương pháp vận động đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả những người bị thoái hóa xương khớp.
Đạp xe là phương pháp tập luyện cần sự phối hợp của nhiều bộ phận với nhau một cách nhịp nhàng. Với sự hỗ trợ của cơ, gân, dây chằng, mật độ xương sẽ tăng lên, củng cố xương khớp chắc khỏe hơn, nhất là khớp gối.
Khi bệnh nhân trải qua những cơn đau nhức do bệnh lý, việc đạp xe giúp gân cơ được kéo giãn, điều hòa sự tiết dịch, gia tăng sự đàn hồi, nhờ đó mà khớp gối trở nên linh hoạt hơn, vận động diễn ra trơn tru, có tác dụng giảm đau.
Bên cạnh việc giúp cho các khớp xương vận động nhịp nhàng, khớp không còn bị cứng thì đạp xe còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, khí huyết lưu thông tốt hơn, nâng cao hiệu suất làm việc của tim mạch.
Sử dụng xe đạp tập tại nhà cho người bệnh khớp
Xe đạp tập tại nhà là thiết bị được thiết kế để người dùng có thể tập luyện ngay tại không gian gia đình. Về cơ bản nó cũng giống như một chiếc xe đạp thông thường nhưng được cố định để vận động tại chỗ.
Xe có nhiều loại khác nhau, loại cố định tay, loại cho phép tập kết hợp cả tay và chân, loại có đệm lưng và càng đỡ tay để phù hợp cho những người có thể trạng yếu. Đặc điểm chung là trên các xe đều được gắn núm điều chỉnh kháng lực để thay đổi độ nặng – nhẹ của bài tập, phù hợp với sức khỏe và tình trạng của nhiều người khác nhau cũng như đối tượng bệnh lý. Xe cũng được gắn cảm biến và đồng hồ để hiện thị các thông số tập luyện, giúp người dùng tập vừa sức, hiệu quả.
Một ưu điểm nữa của xe đạp tập tại nhà là những người có thể trạng yếu không cần phải lo về thăng bằng, chỉ tập trung vào đạp xe. Hơn nữa, tập ở nhà gần với người thân cũng rất tiện hỗ trợ khi cần.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp
Để phòng ngừa thoái hóa khớp thì các bạn cần lưu ý:
- Duy trì thể trạng lý tưởng để hạn chế trọng lượng cơ thể cũng như gia tăng áp lực lên hệ thống dây chằng, xương khớp. Áp dụng các biện pháp kiểm soát trọng lượng cơ thể khoa học.
- Vận động đúng tư thế, tăng cường luyện tập thể dục để tăng cường sự dẻo dai cũng như chắc chắn cho xương.
- Ăn uống khoa học, hạn chế các món chiên rán, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sụn, xương để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa quá trình thoái hóa.
- Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sớm của thoái hóa khớp ở giai đoạn sớm thì cần tới bệnh viện để thăm khám và được các chuyên gia lên phác đồ điều trị thích hợp.
Trên đây là môt số chia sẻ về Sử dụng xe đạp tập trong nhà đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp? Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua xe đạp tập thể dục, dụng cụ tập phục hồi chức năng cũng như các máy tập thể thao khác hãy liên hệ với chúng tôi nhé